Đồng thời, nhịp tim nhanh cũng có thể liên quan đến các bệnh lý về tim mạch và khả năng là dấu hiệu loạn nhịp tim (nhịp tim không đều). Các tình trạng tim gắn với đánh trống ngực bao gồm:
- Bạn có tiền sử bị nhồi máu cơ tim.
- Suy tim.
- Mắc phải bệnh động mạch vành.
- Có các vấn đề về cơ tim cũng như van tim.
Biện pháp lấy lại nhịp tim chuẩn

Trên đây, bạn đã nắm rõ nhịp tim bao nhiêu là nguy hiểm rồi đúng không? Đồng thời, để có thể lấy lại được nhịp tim bình thường, ngoài việc đến thăm khám để điều trị với các bác sĩ có chuyên môn thì bạn cần thực hiện các biện pháp sau:
- Thay đổi hoặc cần thiết hãy thay đổi những thói quen xấu như hút thuốc lá, uống rượu bia hay sử dụng các chất kích thích, ...Điều này sẽ giúp bạn cải thiện rõ rệt tình trạng rối loạn nhịp tim.
- Nên bổ sung các thực phẩm tốt cho sức khỏe tim mạch như rau xanh, các loại các (cá thu, cá hồi, ...), hạn chế sử dụng mỡ động vật cũng như các nguồn cholesterol như sữa, trứng, ...
- Tăng cường vận động và thể dục thể thao.
- Cân bằng công việc, ngủ đủ giấc, đồng thời giảm bớt căng thẳng trong cuộc sống.
Ngoài ra, nếu bệnh nhân được chỉ định điều trị thì cần tuân thủ đúng theo hướng dẫn của bác sĩ để quá trình điều trị được hiệu quả nhất.
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp chữa trị nhằm giúp bệnh nhân có thể lấy lại được nhịp tim chuẩn ban đầu. Tuy nhiên, nó sẽ cần tùy thuộc vào tình trạng bệnh khác nhau mà bác sĩ sẽ chỉ định các phương án thích hợp, đồng thời nó cũng cần theo nguyên tắc điều trị chung, cụ thể là:
- Loại bỏ những tác nhân hay những thủ phạm gây ra rối loạn nhịp tim như thuốc lá hoặc các chất kích thích.
- Điều trị tốt các bệnh lý nền như đái tháo đường, cường giáp, bệnh tim mạch, ...
- Sử dụng các loại thuốc chống loạn nhịp tim theo phác đồ mới nhất.
- Áp dụng những biện pháp làm giản nhịp tim như nghiệm pháp Valsalva hay gây cường phó giao cảm (bằng cách ấn và xoa xoang động mạch cảnh, ấn nhãn cầu).
- Đối với các trường hợp rối loạn nhịp tim quan trọng hoặc không thể đáp ứng điều trị nội khoa, không thể đạt được mức nhịp tim chuẩn thì bác sĩ sẽ chỉ định các biện pháp can thiệp khác như sốc điện tim, đặt máy tạo nhịp, phẫu thuật tim, đốt điện sinh lý, ...
Vậy nhịp tim bao nhiêu là nguy hiểm? Nếu nhịp tim của bạn trên 100 nhịp/phút thì đáng báo động và cần chữa trị kịp thời. Hi vọng rằng những thông tin mà Buddilac mang đến trên đây sẽ giúp ích cho bạn.
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *