Sức khỏe tim mạch nói chung và nhịp tim nói riêng rất quan trọng với mỗi người, đặc biệt là khi chúng ta già đi. Bởi nhịp tim của người lớn tuổi thường thấp và thất thường hơn so với người trẻ, việc giữ nhịp tim ổn định và khỏe mạnh lại cực kỳ quan trọng và cấp thiết.
Bởi do tuổi tác, chế độ ăn uống, lối sống, bệnh lý, môi trường sống sẽ tác động rất nhiều đến nhịp tim nói riêng và sức khỏe tim mạch nói chung. Hơn nữa, khi càng về già thì tim mạch càng trở nên yếu hơn, động mạch và tĩnh mạch sẽ bị cứng hơn, làm giảm khả năng bơm máu của tim mạch, từ đó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch.
Việc điều chỉnh lối sống để giữ cho nhịp tim khỏe mạnh khi về già là cực kỳ quan trọng. Việc tuân thủ một lối sống khoa học, ăn uống lành mạnh, giảm stress sẽ giúp bạn giảm thiểu được nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, duy trì nhịp tim bình thường của người già, từ đó nâng cao sức khỏe tổng thể.
Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu sâu hơn về: Cách điều chỉnh lối sống để giữ nhịp tim bình thường của người già thông qua bài viết dưới đây:
Theo các chuyên gia y tế thì nhịp tim bình thường của người già được xác định có mức độ khác so với độ tuổi khi còn trẻ. Được phân định rõ ràng hơn ở độ tuổi trên 45 và dưới 45 tuổi. Theo đó nhịp tim của người ở 45 tuổi trở lên sẽ dao động từ 60 – 90 nhịp/ phút được coi là bình thường.
Cụ thể ở độ tuổi từ 46 – 65 thì với nữ giới từ 74 – 77 nhịp/ phút và nam giới là từ 72 – 76 nhịp / phút được coi là bình thường. Còn đối với người trên 65 tuổi, đối với nữ là 73 – 76 nhịp/ phút, còn ở nam giới là từ 70 – 73 nhịp/ phút.
Tuy nhiên thì trên thực tế chỉ số này có thể có sự thay đổi nhất định theo thời điểm đo, lúc nghỉ ngơi, sau khi vận động, môi trường sống. Nhưng không được dao động và thay đổi quá lớn so với định mức bình thường.
Khi về già thì tim mạch cũng sẽ giảm theo, lúc này cơ tim cũng trở nên yếu hơn, không thể bơm máu hiệu quả như trước được, Đây là một trong những hiện tượng tự nhiên khi con người già đi. Tuy nhiên, nếu không chú ý đến việc giữ cho nhịp tim bình thường, sự suy giảm chức năng của tim có thể trở nên nghiêm trọng hơn và dẫn đến nhiều vấn đề về sức khỏe nghiêm trọng khác.
Nếu sự suy giảm chức năng của tim trở nên trầm trọng, có thể dẫn đến các bệnh liên quan đến tim mạch như bệnh nhân mạch hay suy tim. Bệnh nhân mạch là một loại tình trạng mà động mạch và tĩnh mạch trở nên cứng và không đàn hồi như trước được, dẫn tới khả năng bơm máu của tim kém, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch khác. Còn suy tim là một tình trạng mà tim không thể bơm máu hiệu quả như trước, dẫn đến các triệu chứng như thở khò khè, mệt mỏi, đau ngực, không được chữa trị kịp thời thì có thể dẫn tới đột quỵ và tử vong.
Môi trường sống và đời sống hằng ngày của mỗi người cực kỳ quan trọng trong việc ảnh hưởng đến nhịp tim khi về già. Những yếu tố như ô nhiễm môi trường, thói quen ăn uống không lành mạnh, thiếu hoạt động thể chất,… đều có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch khi về già.
Trong đó ô nhiễm môi trường bên ngoài là yếu tố đặc biệt gây hại cho sức khỏe tim mạch và nhịp tim bình thường của người già. Khi không khí bị ô nhiễm, chất độc hóa học hay vi khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể thông qua hô hấp và làm tăng nguy cơ suy yếu tim mạch.
Thói quen ăn uống không lành mạnh và thiếu hoạt động thể chất cũng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch. Nếu ăn uống quá nhiều chất béo và đường, uống nhiều còn, hút nhiều thuốc lá, không chịu tập luyện đều ảnh hưởng tới nhịp tim.
Một yếu tố nữa từ môi trường và đời sống đó là stress cũng có thể gây hại cho sức khỏe tim mạch khi lão hóa. Stress có thể làm tăng huyết áp và mức độ đáp ứng của tim, gây ra các vấn đề đau ngực, nhồi máu cơ tim, suy tim.
Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến nhịp tim bình thường của người già đó chính là yếu tố di truyền. Nhiều bệnh liên quan đến tim mạch như bệnh tăng huyết áp, bệnh van tim, bệnh động mạch vành có thể do yếu tố di truyền từ bố mẹ hoặc các thế hệ trước đó.
Trong đó tăng huyết áp là một trong những bệnh về tim mạch phổ biến nhất khi về già và có thể được di truyền từ bố mẹ sang con. Ngoài ra thì tăng huyết áp còn chịu ảnh hưởng bởi môi trường và lối sống không lành mạnh.
Còn bệnh van tim là một loại bệnh có thể được kế thừa từ bố mẹ hoặc các thế hệ trước đó. Bệnh này do van tim không hoạt động tốt, gây ra dòng máu ngược trở lại tim, làm cho tim mạch phải làm việc nặng hơn để bơm máu ra ngoài cơ thể.
Về bệnh động mạch vành thì là loại bệnh cũng có thể được di truyền từ bố mẹ hoặc các thế hệ trước đó. Loại bệnh này là do các mảng bám đầy mỡ tích tụ trên tường động mạch vành, làm giảm lưu lượng máu đến tim mạch và có thể dẫn tới các vấn đề như đau ngực, nhồi máu cơ tim.
Để người già có nhịp tim bình thường thì việc điều chỉnh thay đổi lối sống là cực kỳ quan trọng. Dưới đây là những cách điều chỉnh lối sống để giữ nhịp tim bình thường của người già, bạn có thể tham khảo:
Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tập thể dục, thể thao thường xuyên, đều đặn, hợp lý có thể sẽ giúp cải thiện tim mạch, giảm mắc các bệnh về tim mạch, tiểu đường, cải thiện chất lượng giấc ngủ, giảm căng thẳng, tăng cường trí nhớ.
Việc hoạt động thể chất hợp lý cũng tăng cường sức khỏe, tránh các hoạt động thể chất mạnh như chạy bộ, nhảy dây. Mà người già thì nên hoạt động nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội, yoga, thể dục dưỡng sinh, các bài tập đơn giản tại nhà sẽ giúp nâng cao sức khỏe tim mạch, cải thiện tình trạng béo phì, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, giảm căng thẳng, lo âu,..
Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, thực hiện chế độ ăn kiêng tốt không những giúp duy trì nhịp tim bình thường ở người già mà còn giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, giảm tiểu đường, béo phí,… đây là yếu tố quan trọng mà người già cần thực hiện.
Trước tiên bạn nên tránh những loại thực phẩm chứa nhiều chất béo trans, chất béo bão hòa vì chúng làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch. Hạn chế sử dụng các loại đồ uống có đường, đồ uống có cồn, có caffeine, đồ ăn nhiều muối sẽ làm tăng huyết áp, gây ra bệnh tim mạch.
Bạn cũng nên tránh ăn quá nhiều đồ ngọt, đồ chiên và đồ ăn nhanh. Vì chúng có thể gây tăng cân và tăng nguy cơ bệnh tim mạch. Hãy bổ sung thêm những thực phẩm tươi ngon, chế biến trong nhà và thực hiện chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh.
Thay vào đó thì bạn nên bổ sung ăn nhiều rau và hoa qua, thực phẩm giàu chất xơ như ngũ cốc nguyên hạt, lúa mì nguyên hạt để giúp duy trì và tăng cường sức khỏe tim mạch. Bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu omega-3 như cá hồi, cá thu, hạt lanh,… để giúp giảm mức đường huyết và huyết áp, giảm nguy cơ bệnh tim mạch.
Môi trường sống ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe tim mạch của người già, để giữ cho nhịp tim được khỏe mạnh thì cần tạo ra môi trường sống lành mạnh. Cần tạo ra một môi trường sống không khói thuốc, hạn chế sử dụng rượu, bia, cà phê, các chất kích thích khác.
Bởi các loại chất có cồn, thuốc lá có thể làm tăng huyết áp, dẫn tới tình trạng tắc nghẽn động mạch và ảnh hưởng trực tiếp đến tim mạch. Thay vào đó hãy thực hiện ăn uống lành mạnh và cân bằng để duy trì sức khỏe tốt.
Stress có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tim mạch, làm tăng nguy cơ bệnh tim và đột quỵ. Do đó việc đầu tiên cần làm đó là giảm thiểu stress là cực kỳ quan trọng để bảo vệ sức khỏe tim mạch.
Có nhiều cách để giảm stress như tập yoga, thiền, hay thực hành kỹ năng giải quyết các vấn đề, thả lỏng cơ thể, tâm trí bằng hoạt động giải trí như đọc sách, nghe nhạc, xem phim.
Việc giám sát nhịp tim đều đặn là việc làm cần thiết, đặc biệt nếu bạn đã từng mắc các vấn đề tim mạch hoặc có tiền sử gia đình về bệnh tim mạch.
Để giám sát nhịp tim thì bạn có thể sử dụng những thiết bị đo nhịp tim như đồng hồ thông minh, máy đo nhịp tim, máy đo huyết áp. Nếu nhịp tim của bạn thấp hoặc cao hơn mức 60 – 100 nhịp/ phút thì cần tìm hiểu nguyên nhân và tham khảo tư vấn từ bác sĩ, chuyên gia y tế.
Việc tìm hiểu nguyên nhân các triệu chứng thường gặp của bệnh tim mạch như tìm hiểu về đau ngực, khó thở, mệt mỏi, chóng mặt sẽ giúp bạn phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Nếu các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hãy đến bệnh viện thăm khám hoặc nhờ bác sĩ tư vấn.
Việc kiểm tra sức khỏe định kỳ khi về già là cực kỳ quan trọng, việc này sẽ giúp bác sĩ phát hiện sớm tình trạng tim mạch của bạn, từ đó có định hướng điều trị tốt hơn trước khi trở thành vấn đề nghiêm trọng.
Bạn nên kiểm tra đo huyết áp, đo nhịp tim, xét nghiệm máu để kiểm tra cholesterol và đường huyết trong cuộc kiểm tra sức khỏe định kỳ. Và có thể bác sĩ sẽ yêu cầu thêm các xét nghiệm khác như siêu âm tim, xét nghiệm tải động mạch, xét nghiệm điện tâm đồ để phát hiện các vấn đề tim mạch.
Trong cuộc sống ngày nay thì việc giữ gìn cho tim mạch luôn được khỏe mạnh là cực kỳ quan trọng, đặc biệt là đối với người già. Mặc dù sức khỏe tim mạch có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như di truyền, môi trường sống, lối sống hay do các bệnh lý. Tuy nhiên việc thay đổi lối sống lành mạnh sẽ giúp cải thiện nhịp tim bình thường của người già nói riêng và sức khỏe tim mạch nói chung.
Việc luyện tập thể dục thể thao thường xuyên một cách hợp lý, ăn uống lành mạnh, giảm tình trạng stress, giám sát nhịp tim và kiểm tra định kỳ với bác sĩ sẽ giúp giữ cho nhịp tim của bạn được khỏe mạnh và giảm nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan đến tim mạch.
Nếu có những dấu hiệu bất thường nào về nhịp tim, tim mạch, hãy tìm hiểu và giáp sát nhịp tim để có thể phát hiện sớm, từ đó có hướng điều trị kịp thời, tránh tình trạng sức khỏe giảm sút.
Trên đây là toàn bộ những thông tin về lối sống ảnh hưởng đến nhịp tim bình thường của người gia mà chúng tôi muốn giới thiệu tới bạn đọc. Bài viết hi vọng đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích, nếu có những thắc mắc, hay câu hỏi nào về tim mạch thì bạn hãy liên hệ với bộ phận chăm sóc khách hàng của chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn tốt nhất.
Nhận thông tin mới hoặc các ưu đãi hấp dẫn
© 2022 Bản quyền Buddilac.com
Nội dung trên Website đã đăng ký bản quyền DMCA, Vui lòng dẫn nguồn nếu coppy. Thông tin được đăng tải trên Website đã được kiểm duyệt nghiêm ngặt bởi bác sĩ, dược sĩ, chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung trên trang Web.
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *