Chứng rối loạn tiêu hóa là một trong những triệu chứng liên quan đến tiêu hóa bao gồm các vấn đề như: đầy hơi, khó tiêu, táo bón, tiêu chảy, đau bụng, đau và khó chịu trong dạ dày, trong ruột, gây cảm giác chướng bụng, người mệt mỏi.
Để điều trị chứng rối loạn tiêu hóa thì người mắc cần phải tuân thủy một số nguyên tắc trong ăn uống. Để hiểu rõ hơn mời bạn đọc tìm hiểu chi tiết thông qua bài viết: Rối loạn tiêu hóa nên ăn gì là tốt nhất? 7 lời khuyên cho bạn”.
Hiện nay chưa xác định được chính xác về nguyên nhân dẫn tới tình trạng rối loạn tiêu hóa. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho rằng một số yếu tố có thể làm ảnh hưởng đến triệu chứng này, như:
Chế độ ăn uống là một trong những yếu tố quan trọng giúp điều trị rối loạn tiêu hóa, dưới đây là một số lời khuyên về chế độ ăn uống cho người đang bị chứng rối loạn hệ tiêu hóa:
Bạn cần hạn chế sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo, hạn chế sử dụng các sản phẩm chứa gluten hoặc lactose và tăng cường thực phẩm giàu chất xơ để kiểm soát chứng rối loạn tiêu hóa.
Thực phẩm chất béo sẽ gây ra tình trạng khó tiêu hóa, ảnh hưởng đến sự di chuyển của thực phẩm trong đường ruột, gây ra triệu chứng đầy hơi, khó tiêu, đầy bụng, buồn nôn, đau bụng. Còn thực phẩm chứa gluten hay lactose có thể gây ra rối loạn tiêu hóa ở một số người.
Thay vào đó hãy sử dụng những loại thực phẩm giàu chất xơ như: rau củ, hoa quả, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu để giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa. Bởi các loại thực phẩm này sẽ giúp tạo thành bã hữu cơ, cải thiện sự hấp thụ dinh dưỡng từ đó giúp giảm nguy cơ táo bón và các triệu chứng liên quan đến rối loạn tiêu hóa.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo thì bạn nên sử dụng 8 – 10 ly nước mỗi ngày để duy trì sức khỏe và cân bằng chức năng của các cơ quan bên trọng. Việc uống đủ nước còn giúp cơ thể giải độc, loại bỏ các chất độc hại và tăng cường lưu thông chất thải, từ đó giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa và làm giảm triệu chứng táo bón.
Bên cạnh nước thì bạn cũng có thể sử dụng các loại thức uống khác như nước ép trái cây tươi, nước hoa quả không đường, trà lá cây hoặc sữa chua tự nhiên. Và bạn cũng cần tránh uống những loại nước có nồng độ cường cao hay các chất kích thích như cà phê, nước ngọt, rượu bia để hạn chế chứng rối loạn tiêu hóa.
Bạn nên sử dụng các loại thực phẩm như: Gạo, bột mì, cơm, nấm, trứng, thịt trắng, hải sản, … đây là những loại thực phẩm dễ tiêu hóa, cũng là loại thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
Gạo và bột mì sẽ cung cấp năng lượng cho cơ thể một cách hiệu quả và dễ tiêu hóa. Trong đó nấm sẽ là nguồn thực phẩm giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm nguy cơ mắc các bệnh về đường ruột. Còn thịt trắng và hải sản là những thực phẩm giàu protein, ít chất béo giúp cơ thể dễ dàng hấp thu. Trứng là nguồn thực phẩm dễ tiêu hóa, giàu protein, vitamin rất bổ cho cơ thể.
Bên cạnh những thực phẩm dễ tiêu hóa thì bạn cũng cần hạn chế những thực phẩm chứa nhiều chất béo, chất bảo quản, đường, hay các loại thực phẩm khó tiêu hóa như rau củ quả sống, các loại thực phẩm có chứa chất kích thích.
Bạn cần hạn chế những loại thực phẩm có thể gây ra kích thích và tác động xấu đến hệ tiêu hóa, có thể kể đến như cà phê là loại đồ uống chứa caffeine gây tình trạng đầy hơi, khó chịu, khó tiêu. Rượu gây kích thích các cơ quan trong dạ dày và ruột dẫn tới tình trạng khó chịu.
Việc sử dụng các loại gia vị cay như ớt, tiêu, tỏi, hành, gừng, rau mùi cũng có thể gây ra kích thích và tác động tiêu cực đến hệ tiêu hóa. Các loại thực phẩm nóng hoặc lạnh cũng có thể gây tác động tiêu cực đến ruột, làm suy giảm các cơ quan trong dạ dày và ruột dẫn tới triệu chứng rối loạn tiêu hóa.
Bên cạnh rối loạn tiêu hóa nên ăn gì thì bạn cũng cần chú ý chia ăn nhiều bữa nhỏ trong nhà để giúp cải thiện hệ tiêu hóa, giảm triệu chứng rối loạn. Việc chia nhỏ sẽ giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn một cách dễ dàng, đồng thời giúp giảm bớt áp lực cho dạ dày và ruột.
Khi ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày thì bạn cũng cần chú ý đến chất lượng của thực phẩm, cũng như chú ý đến thời gian ăn uống để giúp cải thiện hệ tiêu hóa, kiểm soát cân nặng.
Khi thiết kế thực đơn cho người rối loạn tiêu hóa hàng ngày thì bạn cần chú ý thực đơn cần ít nhất 3 bữa trứng hoặc cá biển mỗi tuần, cũng cần bổ sung thêm nhiều rau xanh, hoa quả như chuối và ổi bỏ hạt, bổ sung thêm sữa chua để thêm lợi khuẩn cho đường ruột, cải thiện hệ tiêu hóa.
Dưới đây là một thực đơn cho người rối loạn tiêu hóa, bạn có thể tham khảo:
Giờ ăn |
Thứ 2 + Thứ 5 |
Thứ 3, 6 và chủ nhật |
Thứ 4 và thứ 7 |
7h sáng |
Cháo thịt băm |
Súp thịt bò |
Bánh mì ruốc thịt |
11h trưa |
Cơm gạo lứt |
Cơm gạo lứt |
Cơm gạo lứt |
2h chiều |
Sữa hạt |
khoai lang |
Sữa chua |
6h tối |
Cơm gạo lứt |
Cơm gạo lứt |
Cơm gạo lứt |
Trên đây chúng tôi đã chia sẻ một số điểm chính về rối loạn tiêu hóa nên ăn gì là tốt nhất, cùng những điểm cần lưu ý về chế độ ăn uống sao cho phù hợp để giảm triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Bao gồm các lời khuyên như ăn ít béo và nhiều chất xơ, uống đầy đủ nước, ăn những loại thực phẩm dễ tiêu hóa và tránh xa những thực phẩm có tính kích thích.
Chế độ ăn uống là một trong những yếu tố quan trọng để quản lý rối loạn tiêu hóa và làm giảm thiểu đi các triệu chứng. Bên cạnh thực đơn cho người rối loạn tiêu hóa cho phù hợp thì bạn cũng đừng quên ăn uống đúng cách để giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng chế độ ăn uống không phải là cách duy nhất để quản lý chứng rối loạn tiêu hóa, nếu bạn bị tình trạng nặng hay lâu ngày cần phải được sự tư vấn và điều trị bởi các chuyên gia y tế có chuyên môn.
Nhận thông tin mới hoặc các ưu đãi hấp dẫn
© 2022 Bản quyền Buddilac.com
Nội dung trên Website đã đăng ký bản quyền DMCA, Vui lòng dẫn nguồn nếu coppy. Thông tin được đăng tải trên Website đã được kiểm duyệt nghiêm ngặt bởi bác sĩ, dược sĩ, chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung trên trang Web.
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *