Tại Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới, tiêu chuẩn GMP là một trong những tiêu chuẩn nghiêm ngặt và quan trọng nhất, bắt buộc các doanh nghiệp phải tuân thủ. Không phải ngành nghề nào cũng cần phải áp dụng tiêu chuẩn này. Tuy nhiên, một trong những lĩnh vực có đòi hỏi cao nhất về tiêu chuẩn này là dược phẩm, thực phẩm, mỹ phẩm và thiết bị y tế.
Với những yêu cầu và đòi hỏi cao như vậy, chúng ta có thể thấy rằng tầm quan trọng của tiêu chuẩn GMP đối với mỗi thương hiệu rất lớn.
Có rất nhiều thông tin xoay quanh vấn đề này. Do đó, bài viết này Buddilac sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc về khái niệm, vai trò hay yêu cầu của của tiêu chuẩn đó trong bảo vệ thực phẩm là gì. Bạn hãy cùng tìm hiểu rõ hơn dưới đây nhé!
Kí hiệu GMP được viết tắt từ tên gọi Good Manufacturing Practices - Thực hành sản xuất tốt.
Đây là một hệ thống các nguyên tắc được đặt ra để quản lý hiệu quả các doanh nghiệp sản xuất những mặt hàng liên quan trực tiếp đến sức khỏe và quyền lợi người dùng như: dược phẩm, thực phẩm, mỹ phẩm, thiết bị y tế, ... Đảm bảo rằng mọi sản phẩm làm ra luôn có chất lượng cao và đạt chuẩn an toàn vệ sinh.
Tiêu chuẩn GMP có liên quan mật thiết đến tất cả các phương diện trong quy trình sản xuất hàng hóa, từ thiết kế, lắp đặt công xưởng, công cụ chế biến, máy móc thiết bị, nguyên liệu đầu vào cho đến cách đóng gói và công nhân làm việc. Điều này tạo ra một dây chuyền có hệ thống, logic và có hiệu quả cao. Đảm bảo một cách chắc chắn các mặt hàng đưa ra thị trường đều có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, sản phẩm đúng với đăng ký của bên sản xuất, thành phần làm ra không chứa các chất độc hại, không rõ nguồn gốc.
Mục tiêu cuối cùng của GMP là tạo một môi trường lành mạnh mà người bán tôn trọng người mua và tôn trọng sản phẩm của mình, nơi mà quyền lợi chính đáng của người mua được đảm bảo một cách toàn vẹn.
Nhà máy đạt chuẩn GMP là nhà máy đáp ứng đủ các tiêu chí GMP theo yêu cầu của Bộ y tế và WTO. Các tiêu chuẩn đó bao gồm:
Thông qua hệ thống các quy tắc rõ ràng, tiêu chuẩn GMP đã trở thành chuẩn mực nhất định mà tất cả những doanh nghiệp đều cần có. Bởi lẽ, những sản phẩm liên quan mật thiết đến dược phẩm và thực phẩm chức năng không chỉ liên quan đến vấn đề thương hiệu, mà hơn hết nó còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của cả cộng đồng khách hàng.
Lợi ích cụ thể của việc đánh giá tiêu chuẩn này là rất lớn. Một doanh nghiệp nếu áp dụng các tiêu chuẩn đạt được của GMP trong cơ sở của mình sẽ tạo ra một môi trường sản xuất an toàn lành mạnh, tạo dựng được mối quan hệ tin tưởng của khách hàng, đồng thời nhận được sự bảo vệ về pháp lý. Một số lợi ích của doanh nghiệp sản xuất thực phẩm được nêu cụ thể dưới đây:
Cùng với lợi ích cao mà tiêu chuẩn về GMP mang lại, để có được chứng nhận này cũng phải thông qua được các yêu cầu nghiêm ngặt. Đối với các nhà máy thuốc, dược phẩm, trang thiết bị y tế, đòi hỏi của các tiêu chí GMP là rất khắt khe.
Để đạt được chứng nhận GMP, doanh nghiệp cần thực hiện tốt những tiêu chuẩn mà GMP-WHO đặt ra dưới đây:
Ngay từ công đoạn đầu tiên, tiêu chuẩn GMP đã thể hiện đòi hỏi cao của mình trong việc quy hoạch đất đai xây dựng nhà xưởng. Điều này khá hợp lý và tạo ra nhiều thuận lợi cho quá trình sản xuất sau này.
Xưởng sản xuất nếu được xây gần nguồn nguyên liệu, khoảng cách phù hợp với khu dân cư sẽ tạo điều kiện cho sự đi lại của công nhân và vận chuyển nguyên nhiên liệu cũng như thành phẩm làm ra.
Riêng các khu công xưởng chuyên thực hiện sản xuất thực phẩm cần được phân thành nhiều khu chức năng riêng biệt. Các khu vực chứa nguyên liệu, khu vực chế biến, khu vực đóng gói, bảo quản, khu phân phối phải được phân cách nhau rõ ràng. Điều này sẽ ngăn cản việc lẫn lộn giữa thành phẩm, bán thành phẩm hay nguyên liệu dẫn đến chất lượng sản phẩm không được đáp ứng.
Ở bất cứ nơi nào, miễn là địa điểm làm ra sản phẩm liên quan trực tiếp đến sức khỏe người dùng, vấn đề vệ sinh an toàn là tiêu chuẩn tiên quyết quyết định thành phẩm làm ra có đáng tin cậy hay không.
Hệ thống cấp - thoát nước là vấn đề cấp thiết mà mỗi công xưởng sản xuất đều đầu tư rất nhiều tiền của để xử lý một cách trơn tru và an toàn nhất. Bởi lẽ vấn đề này tồn tại rất nhiều rủi ro, đáng lo nhất là rủi ro về môi trường. Nếu quy trình xử lý nước thải gặp sự cố, thiệt hại về môi trường bị ô nhiễm do chất độc là rất cao và trách nhiệm cho vấn nạn đó cũng rất lớn. Và đây cũng không phải riêng doanh nghiệp chịu hậu quả mà là cả một vùng tự nhiên rộng lớn.
Vấn đề vệ sinh trong nhà xưởng cũng cần phải được thông qua quy định nghiêm ngặt của tiêu chuẩn GMP. Những rác thải trong quá trình sản xuất như găng tay, khẩu trang, mũ trùm đầu, khăn, … cần được đảm bảo không được tái sử dụng nhiều lần khi chưa xử lý, không để rác thải quá lâu trong khu xưởng, tránh sản sinh ra nhiều vi khuẩn vi rút độc hại. Các bề mặt tiếp xúc với chất bẩn, chất độc hại cần được xử lý và khử trùng sạch sẽ, tránh bị ăn mòn.
Ngoài ra cần được dọn dẹp rác thải bên ngoài nhà xưởng. Nếu bên cạnh xưởng có những hố bùn, hố rác thì đây là vấn đề nghiêm trọng, dù sản phẩm làm ra sạch sẽ nhưng người dùng cũng sẽ không tin tưởng và chọn mua sản phẩm của doanh nghiệp.
Trang thiết bị, máy móc sạch sẽ và hiện đại sẽ nói lên thành phẩm của doanh nghiệp có chất lượng hay không. Lắp đặt thiết bị một cách thông minh sẽ gây thuận lợi cho quá trình sản xuất diễn ra trơn tru, dễ dàng.
Nguyên liệu sạch và có nguồn gốc rõ ràng luôn được chú tâm cao. Hiện nay việc sử dụng các nguyên liệu có nguồn gốc từ thiên nhiên rất được ưa chuộng và hoàn toàn phù hợp với nhu cầu bảo vệ sức khỏe con người.
Nhân viên cần được phân loại theo các trình độ và lĩnh vực hiểu biết trong công việc để phân vào các phân xưởng nhất định. Việc dạy kiến thức đặc thù của công việc cho đội ngũ nhân viên sẽ giúp nâng cao năng lực, tinh thần sáng tạo và trình độ chuyên môn hóa.
Tuyển dụng nhân viên phải có yêu cầu khắt khe để chọn lọc những người có tinh thần cao trong công việc, tránh vì những lỗi nhỏ về khâu kiến thức mà gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
Đội ngũ chuyên gia phải có kiến thức chuyên sâu cùng kĩ năng nhạy bén, linh hoạt trong mọi tình huống để phân tích thị trường, nghiên cứu công thức. Vậy nên mỗi doanh nghiệp rất cần một đội ngũ chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, có thể tạo ra đột phá và phát triển vững mạnh.
Để thành phẩm làm ra đến được các nơi tiêu thụ giữ được trạng thái nguyên vẹn như khi vừa làm ra thì cần có một dây chuyền bảo quản và phân phối hiệu quả. Theo tiêu chí GMP, cần tránh các tác nhân gây ra biến đổi về mặt hóa học và vật lý đối với thành phẩm trong khâu bảo quản như ánh sáng, độ ẩm không khí, nhiệt độ. Quá trình vận chuyển an toàn và không làm thay đổi chất lượng thành phẩm.
Mỗi doanh nghiệp được thành lập đều muốn có được chỗ đứng vững mạnh trên thị trường, có được lòng tin của khách hàng và kiếm được nhiều lợi nhuận. Tiêu chuẩn GMP chính là cơ sở đầu tiên đánh giá thương hiệu của bạn trong mắt người dùng. Bài viết trên đây chắc chắn đã giải đáp được những thắc mắc liên quan đến các vấn đề liên quan đến tiêu chuẩn GMP và những yêu cầu cần có để đạt được chứng nhận này.
Nhận thông tin mới hoặc các ưu đãi hấp dẫn
© 2022 Bản quyền Buddilac.com
Nội dung trên Website đã đăng ký bản quyền DMCA, Vui lòng dẫn nguồn nếu coppy. Thông tin được đăng tải trên Website đã được kiểm duyệt nghiêm ngặt bởi bác sĩ, dược sĩ, chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung trên trang Web.
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *