Suy dinh dưỡng không chỉ khiến bé thấp còi, nhẹ cân hơn các bạn cùng tuổi mà còn gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng tron tương lai về trí não, khả năng tư duy, nhận thức, ...Đặc biệt, sức đề kháng kém còn khiến trẻ mắc phải nhiều bệnh lý nguy hiểm. Do đó, biết rõ nguyên nhân suy dinh dưỡng ở trẻ em sẽ giúp mẹ có một phác đồ cải thiện và điều trị kịp thời, hiệu quả.
Các dấu hiệu nhận biết trẻ bị suy dinh dưỡng
Mẹ có thể dễ dàng quan sát và nhận biết con mình có bị suy dinh dưỡng không qua một vài dấu hiệu như:
- Trẻ biếng ăn hoặc không chịu ăn.
- Chiều cao, cân nặng đứng yên và không tăng trưởng liên tục từ 2 - 3 tháng.
- Răng mọc chậm.
- Hay quấy khóc, thụ động, chậm hoạt bát.
- Khó ngủ và hay bị giật mình khi ngủ.
- Da xanh xao, thiếu sức sống.
- Chậm biết đi.
- Cơ nhão, không săn chắc.
- Tóc mỏng, thưa, dễ rụng.
- Thường xuyên gặp phải các tình trạng rối loạn tiêu hóa như đau bụng, táo bón, tiêu chảy, trương bụng, ...
- Dễ mắc phải các bệnh lý về nhiễm trùng, đặc biệt là đường hô hấp.
- ...
Các đối tượng dễ mắc suy dinh dưỡng
Trẻ dưới 6 tháng tuổi
- Ở độ tuổi này, bé dễ bị mắc phải tình trạng dị ứng đạm sữa hoặc bất dung nạp Lactose khiến bé không lên cân. Điều này kéo dài khiến cơ thể bị thiếu chất và dẫn đến suy dinh dưỡng.
Trong độ tuổi ăn dặm
- Một trong những lỗi mà nhiều bà mẹ mắc phải là cho con dặm quá sớm, điều này ảnh hưởng rất nhiều đến hệ tiêu hóa non nớt của trẻ.
- Bên cạnh đó, việc cho ăn sai cách hay thực đơn ăn dặm chứa nhiều đạm cũng khiến khả năng hấp thu các dưỡng chất của con bị hạn chế.
Tuổi bắt đầu đi nhà trẻ
- Lúc này, việc thay đổi môi trường mới khiến bé chưa thể thích nghi với thức ăn mới. Bên cạnh đó, còn có trường hợp là bé mải chơi nên quên ăn, nếu không bổ sung kịp thời sẽ có nguy cơ cao thiếu chất dinh dưỡng.
- Tuy nhiên, hiện nay đa số các nhà trẻ đều chú ý để đảm bảo tốt chế độ dinh dưỡng cho con nên mẹ không cần quá lo lắng về vấn đề này.
Tuổi lớn hơn
- Sau khi cai sữa, ba mẹ thường cắt luôn phần sữa của con khiến bé không đủ các dưỡng chất cho cơ thể hoạt động (có thể là do bé biếng ăn nên lượng thức ăn nạp vào cơ thể có trong khẩu phần hàng ngày không đủ).
- Ngoài ra, độ tuổi này rất dễ gặp phải các tình trạng như nhiễm giun, điều này khiến khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng của bé cũng bị hạn chế.
Bật mí 5 nguyên nhân suy dinh dưỡng ở trẻ em hiện nay
Suy dinh dưỡng là vấn đề sức khỏe phổ biến của trẻ em hiện nay, có nhiều lý do gây nên như:
Do chỉ bú mỗi sữa mẹ
- Đây là nguyên nhân suy dinh dưỡng ở trẻ em đầu tiên mẹ cần biết vì trên thực tế có nhiều mẹ chỉ cho con bú sữa mẹ trong một khoảng thời gian dài.
- Sau khoảng 4 tháng tuổi trở đi, chỉ sữa mẹ không đủ để con có thể phát triển vì lúc này trẻ đã bắt đầu hoạt động nên tiêu hao nhiều năng lượng hơn. Do đó, mẹ nên kết hợp thêm các dòng sữa dành cho trẻ sơ sinh để đảm bảo con đủ chất.
Khẩu phần ăn dặm của con thiếu những dưỡng chất cần thiết
- Nhiều bậc phụ huynh cho con ăn dặm chỉ sử dụng gạo nấu chín hoặc cháo trắng, chứa khá nhiều tinh bột mà hầu như không chứa hoặc rất ít các chất khác như đạm, chất béo, vitamin, khoáng chất, ...Trong khi đó, đạm là thành phần quan trọng nhất cho việc duy trì năng lượng và phát triển cơ.
- Bên cạnh đó, chất béo giúp trẻ phát triển trí não và đạt được tiềm năng phát triển vóc dáng tối đa. Đồng thời, đây cũng là chất có khả năng hấp thụ các vitamin tan trong chất béo, bao gồm các vitamin A, D, E và K.
- Các vitamin và khoáng chất cũng là thành phần không thể thiếu để trẻ phát t triển chiều cao, cân nặng, thể chất, thị lực, ...
- Do đó, để việc thiếu dưỡng chất không phải là nguyên nhân suy dinh dưỡng ở trẻ em thì mẹ cần nấu cháo ăn dặm cùng đa dạng các loại thực phẩm tốt cho trẻ như rau lá xanh, thịt nạc, trứng, cá, đậu phụ, các loại đậu (đậu đỏ, đậu gà, đậu Hà Lan, đậu lăng, ...), trái cây tươi, thực phẩm từ ngũ cốc, ...
Khả năng tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng của trẻ kém
- Có nhiều trường hợp trẻ được mẹ bổ sung rất nhiều chất dinh dưỡng nhưng vẫn bị còi cọc, chậm tăng cân là do chức năng tiêu hóa và hấp thụ của cơ thể trẻ kém hiệu quả. Lúc này, khả năng chuyển hóa của trẻ suy dinh dưỡng chỉ bằng 70% hoặc thậm chí là thấp hơn so với những đứa trẻ bình thường khác.
- Với tình trạng này, mẹ có thể khắc phục bằng cách bổ sung thêm men vi sinh hoặc sữa chua cho bé. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần chế biến đa dạng các loại thực phẩm cũng như chọn nguyên liệu hay trang trí theo sở thích của bé để bé ăn được nhiều hơn.
Uống thuốc không đúng theo chỉ định của bác sĩ là nguyên nhân gây ra suy dinh dưỡng trẻ em
Có một số loại thuốc gây tác động xấu lên đường ruột, từ đó cản trở quá trình tiêu hóa cũng như hấp thụ thức ăn phải kể đến như:
- Tetracycline, Aspirin, ...khiến quá trình bài tiết vitamin C từ nước tiểu xảy ra nhanh hơn.
- Neomycin, natri aminosalicylat, ...khiến khả năng hấp thu vitamin B12 kém, điều này không chỉ gây thiếu máu tế bào khổng lồmà còn gây đào thải các chất béo, canxi, photpho và các yếu tố quan trọng khác có trong ruột.
- Sulfa và các loại thuốc kháng sinh phổ rộng khác có thể gây ức chế sự phát triển của hệ thực vật trong ruột. Do đó, nếu sử dụng lâu dài sẽ gây thiếu vitamin B và K.
- Ngoài ra, loại dầu parafin còn khiến ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ caroten và vitamin A, D, K.
Qua những điều này, mẹ thấy rằng sử dụng thuốc cũng là một trong những nguyên nhân suy dinh dưỡng ở trẻ em. Do đó, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cho con sử dụng thuốc hay bất kì loại thực phẩm chức năng nào.
Trẻ mắc phải các bệnh lý
Suy dinh dưỡng và bệnh tật có liên hệ mật thiết đến nhau và nó tạo ra một vòng luẩn quẩn và dẫn đến suy dinh dưỡng trầm trọng hơn.
- Nguyên nhân suy dinh dưỡng ở trẻ em cấp tính là trẻ nhiễm HIV/AIDS, đặc biệt là ở các nước đang phát triển.
- Mắc phải một số bệnh nhiễm trùng như bệnh sởi, bệnh lao hay tiêu chảy.
Vì vậy, mẹ cần đưa con đi kiểm tra sức khỏe định kì để kịp thời phát hiện nguyên nhân gây bệnh, từ đó có biện pháp khắc phục kịp thời nhất. Suy dinh dưỡng có thể kéo theo nhiều hệ lụy nghiêm trọng nếu không kịp thời phát hiện và điều trị. Ngoài việc xây dựng cho con một chế độ dinh dưỡng hợp lý thông qua khẩu phần ăn hàng ngày, mẹ nên bổ sung thêm các dòng sữa cho trẻ suy dinh dưỡng.
Để tham khảo thêm về các dòng sữa này cũng như hiểu hơn về cách chăm sóc và nuôi dạy con. Bạn liên hệ qua thông tin dưới để được các chuyên gia của chúng tôi tư vấn tốt nhất!
Tên doanh nghiệp: Công ty Cổ phần BUDDILAC GLOBAL
Địa chỉ: LK12 - No12, ngõ 107 Nguyễn Viết Xuân, P. Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội.
Mã số thuế: 0109144546 – Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.Hà Nội cấp ngày 27/03/2020.
Hotline: 024.2263.2222
Email: Buddilacvietnam@gmail.com.
Website: Buddilac.com.
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *