Trẻ em là đối tượng cần được bổ sung đầy đủ dưỡng chất để phục vụ cho các nhu cầu hoạt động và học tập ở hiện tại và trong tương lai. Thế nhưng, phần đông bậc phụ huynh trở nên lo lắng trước tình trạng trẻ kém hấp thu, kém phát triển như mong muốn.
Vậy kém hấp thu là gì? Dấu hiệu nhận biết như thế nào? Và trẻ kém hấp thu dinh dưỡng nên bổ sung gì để hấp thu khỏe mạnh và phát triển tốt. Hãy cùng chuyên gia Buddilac tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Hội chứng kém hấp thu ở trẻ là một loại rối loạn gây ra do cơ thể trẻ không có khả năng hấp thụ đủ chất dinh dưỡng từ hệ tiêu hóa vào máu. Đó là khi trẻ vẫn ăn uống bình thường, nhưng thức ăn đi vào dạ dày, qua ruột non nhưng lại không được hấp thụ dưỡng chất, từ đó dẫn đến cơ thể trẻ bị thiếu hụt những thành phần quan trọng cho sự phát triển.
Cụ thể, khi thiếu hụt protein, vitamin và khoáng chất, … trẻ dễ mắc các bệnh còi xương, chậm tăng trưởng, dễ bị gãy xương và nguy cơ bị xâm nhập bởi vi khuẩn, virus là rất cao.
Nếu không được nhận biết sớm, hội chứng này có thể sẽ khiến trẻ bị mất đi những năng lực vốn có của con người, gây nên các bệnh về hô hấp, tiêu hóa, miễn dịch và đặc biệt và bệnh lý về thần kinh não bộ. Nếu không tìm hiểu những dấu hiệu trẻ bị kém hấp thu dinh dưỡng dưới đây thì con em bạn có thể gặp nguy hiểm!
Phần lớn bậc phụ huynh sẽ xem nhẹ những triệu chứng này và dễ dàng quy sang những bệnh cảm thông thường khác.
Biểu hiện đau bụng ói mửa là dấu hiệu đầu tiên để nghi ngờ rằng liệu con bạn có đang bị kém hấp thu hay không. Lúc này con bạn không thể tiêu thụ được thức ăn mà phải nôn ra ngoài.
Đây là một vấn đề lớn cần lưu ý vì hầu hết trẻ nhỏ đều có các triệu chứng này.
Nếu trẻ không thường xuyên bị tiêu chảy thì không cần quá lo lắng, nhưng nếu xuất hiện trong thời gian dài (từ 5 - 10 ngày) thì bạn tìm hiểu nó trước khi quá muộn.
Hội chứng kém hấp thu nguy hiểm luôn xuất hiện bằng những biểu hiện hết sức bình thường nên mẹ không được xem nhẹ bất cứ dấu hiệu bất thường nào của trẻ. Bạn nên hỏi ý kiến của những người có chuyên môn để được cảnh báo sớm nhất.
Trẻ thường xuyên bị đau ốm vặt nên cẩn trọng với nguy cơ mắc hội chứng kém hấp thu dinh dưỡng. Không nên cho trẻ tiếp xúc với những đồ vật chưa qua xử lý khử khuẩn, đặc biệt là đồ chơi, quần áo và khăn. Nên cẩn trọng với những tình huống thơm má, môi để trẻ không tiếp xúc quá nhiều với vi khuẩn bên ngoài.
Là bậc phụ huynh luôn mong muốn con cái mình khỏe mạnh, cao lớn và nặng cân. Thế nhưng thật không khỏi đau đầu khi trẻ mãi mà không lên cân, ốm yếu. Mẹ nên cân nhắc nếu thấy cho trẻ ăn đầy đủ, khoa học mà không tăng được cân nào.
Nhiều bậc cha mẹ luôn thắc mắc tại sao chỉ va chạm nhẹ mà lại khiến trẻ bị bầm tím. Câu trả lời là có thể trẻ đã mắc phải hội chứng khó tiếp thu dinh dưỡng. Bạn nên quan tâm và nhận điều trị để khắc phục tình trạng này.
Nếu bạn ngưỡng mộ những đứa trẻ khác rất hay cười và dễ chịu trong khi con mình lại hay quấy khóc thì bạn nên tìm hiểu về khả năng bị khó tiếp thu ở trẻ. Đây là vấn đề đáng báo động vì có khả năng ảnh hưởng đến tâm lý của những người mẹ trẻ khi nuôi con nhỏ, gây ra những rủi ro không mong muốn.
Trẻ kém hấp thu nên được bổ sung kịp thời chất đạm, vitamin, các loại chất béo tốt và thực phẩm giàu glucid. Dưới đây là danh sách những thực phẩm chứa các chất dinh dưỡng lành mạnh hỗ trợ cho trẻ, các mẹ sẽ không thể bỏ qua:
Hội chứng kém hấp thu dinh dưỡng ở trẻ là một vấn đề không quá phức tạp nếu mẹ có những kiến thức để nhận biết dấu hiệu và biết được trẻ kém hấp thu dinh dưỡng nên bổ sung gì. Bài viết trên đây chắc chắn đã giải đáp nhiều thắc mắc cho các bậc phụ huynh đang nuôi con nhỏ đang gặp phải các vấn đề về kém hấp thu.
Nhận thông tin mới hoặc các ưu đãi hấp dẫn
© 2022 Bản quyền Buddilac.com
Nội dung trên Website đã đăng ký bản quyền DMCA, Vui lòng dẫn nguồn nếu coppy. Thông tin được đăng tải trên Website đã được kiểm duyệt nghiêm ngặt bởi bác sĩ, dược sĩ, chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung trên trang Web.
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *