Giải đáp thắc mắc: Trẻ tự kỷ có hay cười không?

Posted on 22/02/2023

Theo như hiểu biết của nhiều người, khi trẻ mắc phải hội chứng tự kỷ thường sẽ yếu, thậm chí là mất đi khả năng tương tác xã hội, giao tiếp và hành vi. Một trong những câu hỏi mà các bậc phụ huynh rất băn khoăn là liệu trẻ tự kỷ có hay cười không và làm thế nào để có thể xác định sớm khả năng mắc bệnh của trẻ?

Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, từ đó có những biện pháp can thiệp kịp thời, bạn tìm hiểu qua bài viết mà các chuyên gia Buddilac phân tích dưới đây nhé!

Trẻ tự kỷ có hay cười không?

tre tu ky co hay cuoi khong

Các chuyên gia đã nhận định rằng, việc trẻ tự kỷ có hay cười hay không phụ thuộc vào mức độ tự kỷ của trẻ và cách trẻ tương tác với thế giới xung quanh. Một số trẻ tự kỷ có khả năng cười và đáp ứng với những tình huống gây cười, trong khi những trẻ khác thì không.

Tuy nhiên, khi trẻ tự kỷ cười, cách thức và tần suất cười có thể khác so với trẻ bình thường. Ví dụ, trẻ tự kỷ có thể cười một cách lặp đi lặp lại hoặc cười một cách vô tình mà không có nguyên nhân rõ ràng. Ngoài ra, trẻ mắc phải hội chứng này cũng có thể không thể hiểu được tình huống gây cười, hoặc không cảm nhận được được cảm xúc của người khác.

Một số trẻ tự kỷ có thể có những cử chỉ, biểu cảm khuôn mặt hoặc hành động có tính hài hước, mặc dù chúng có thể không được hiểu hoặc đánh giá đúng bởi người khác. Chẳng hạn như trẻ có thể cười hoặc cử chỉ một cách kỳ quặc như là thích sự đồng nhất hoặc lặp lại một động tác mà trẻ thích. Những hành vi này thường được gọi là cử chỉ tự kích thích.

Chính vì thế nên để đánh giá chính xác việc trẻ tự kỷ có hay cười không, cần phải quan sát và tìm hiểu cách mà trẻ tương tác với thế giới xung quanh. Việc hiểu rõ hơn về cách trẻ tự kỷ tương tác và giao tiếp có thể giúp phụ huynh và người chăm sóc tìm cách tương tác và giao tiếp với chúng một cách hiệu quả.

Những hành vi thường gặp ở trẻ tự kỷ

nhung hanh vi thuong gap o tre tu ky

Trên thực tế, việc trẻ tự kỷ hay cười không không được xem là triệu chứng để xác định bệnh mà nó chỉ là một biểu hiện rất nhỏ. Có rất nhiều trường hợp có thể phát hiện trẻ tự kỷ ngay từ 6 tháng đầu đời nhờ những biểu hiện bất thường. Mặc dù thế nhưng điều này vẫn cần phụ thuộc rất nhiều vào sự am hiểu của bậc cha mẹ.

Tùy vào độ tuổi cũng như mức độ của bệnh mà triệu chứng cũng có sự thay đổi khác nhau. Mặc dù thế nhưng đa phần đều có những biểu hiện điển hình sau:

  • Trẻ không biết tương tác với mọi người, kể cả những người thân thuộc nhất là cha mẹ. Tránh né ánh mắt và không hiểu những hành động hay lời nói cơ bản của cha mẹ, không có sự biểu cảm trên gương mặt.
  • Chỉ thích chơi một mình, không biết kết bạn và chơi với mọi người xung quanh.
  • Chậm phát triển về ngôn ngữ, cụ thể là: Trẻ 12 tháng tuổi chưa bập bẹ học nói, 16 tháng tuổi chưa thể nói được từ đơn, đến 24 tháng tuổi chưa nói được câu 2 từ, đồng thời các điệu bộ giao tiếp cũng có sự bất thường. Thậm chí có nhiều trường hợp trẻ bị câm hoặc chỉ phát ra được những âm thanh vô nghĩa.
  • Trẻ tự kỷ chỉ chú tâm đến một món đồ chơi nào đó khi thích hoặc chỉ ăn duy nhất một món, đến cách chơi cũng lặp đi lặp lại một cách nhàm chán.
  • Trẻ kén ăn quá mức, nhạy cảm với mùi vị, ghét một số món ăn và mùi vị. Ví dụ như nếu mẹ thay đổi một nguyên liệu có trong món ăn thì bé cũng có thể nhanh chóng nhận ra và từ chối ăn món đó.
  • Có các hành vi khác thường lặp đi lặp lại như việc vỗ tay liên tục mặc dù không có lý do, tự đánh bản thân hay tự giật tóc, ...
  • Có sở thích tạo ra tiếng động từ các loại đồ vật. Thông thường thì con thường gõ vào một đồ vật nào đó để tạo ra âm thanh lớn.
  • Không quan tâm đến những gì xảy ra xung quanh, kể cả cha mẹ và người thân. Trẻ chỉ chú tâm vào một vấn đề gây chú ý như việc ngồi hàng tiếng đồng hồ để theo dõi chuyển động xoay của một trái cầu.
  • Ít hoặc không bắt chước theo biểu cảm hay hành động của cha mẹ như những đứa trẻ khác.
  • Tiếng khóc có cao độ hơn bình thường.
  • Khó ngủ, ngủ ít, quấy khi ngủ, thậm chí là có nhiều trẻ không ngủ theo giấc bình thường.
  • Nhạy cảm quá mức với ánh sáng, âm thanh, màu sắc với các biểu hiện như bịt tai và la hét dữ dội khi nghe thấy một âm thanh nào đó khá bình thường; bé cũng không thích ai chạm vào người, kể cả cha mẹ.
  • Liên quan đến trẻ tự kỷ có hay cười không thì trẻ có thể không biết cười trong 3 tháng đầu đời, những tháng sau đó có thể cười nhưng rất ít, cười thành âm thanh lớn và không cười trong các trường hợp bình thường.
  • Mắc phải các vấn đề về sức khỏe, điển hình nhất là táo bón (mặc dù mẹ bổ sung đầy đủ chất xơ cho con), thường xuyên gặp phải các vấn đề về tai - mũi - họng hay bị cảm sốt không lý do.
  • Thường đi nhón chân, đi không đánh tay, chạy nhiều, ...

Biện pháp xử lý rối loạn ở trẻ tự kỷ hay cười

bien phap xu ly roi loan o tre tu ky hay cuoi

Việc trẻ tự kỷ hay cười không nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng mẹ hãy để con được cười tự do và thoải mái vì tiếng cười ở trẻ tự kỷ thường không hề gượng ép mà nó rất tích cực, thường lúc đó con không có tâm trạng lo lắng gì.

Bên cạnh đó, trẻ tự kỷ thường có xu hướng đánh giá cao những điều nhỏ nhặt nên có thể đó là lý do mà bé cười lâu hơn bình thường.

Ngoài ra, để giúp con có thể kiểm soát được hành vi cũng như tăng cường khả năng nói và tương tác xã hội, mẹ nên bổ sung cho con các dòng sữa với các thành phần chuyên biệt dành cho trẻ chậm phát triển và rối loạn phát triển, điển hình là Buddilac Sensitive với các ưu điểm nổi bật như:

  • Chứa bộ 3 dưỡng chất DHA - EPA - Phosphotidyl Serin có khả năng tăng sự nhạy bén và tăng cường trí nhớ hiệu quả.
  • Bổ sung hàm lượng Lactium, GABA và Omega 3&6 không chỉ giúp cải thiện giấc ngủ, điều hòa cảm xúc mà còn giảm các hành vi bạo lực ở trẻ.
  • Chứa lượng đường Isomalt thấp giúp con kiểm soát tốt hành vi.
  • Có chứa Kẽm, Lysine và vitamin nhóm B giúp kích thích ngon miệng, hạn chế tình trạng kén ăn ở trẻ.
  • Các chất như acid folic, magie, vitamin B6 thúc đẩy khả năng tương tác xã hội.
  • Đồng thời hàm lượng đạm Whey lớn giúp bé hấp thu tốt hơn và giảm táo bón hiệu quả.

Mong rằng với những thông tin về trẻ tự kỷ có hay cười không mà chúng tôi đã giải thích trên đây, mẹ đã gỡ rối được những khúc mắc trong lòng rồi. Nếu còn băn khoăn về sản phẩm hay bất kỳ câu hỏi nào khác, bạn liên hệ với chúng tôi qua các thông tin bên dưới để được giải đáp tốt nhất nhé!

Mọi chi tiết xin liên hệ:

Tên doanh nghiệp: Công ty Cổ phần BUDDILAC GLOBAL

+ Địa chỉ: LK12 - No 12, ngõ 107 Nguyễn Viết Xuân, P. Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội.

+ Mã số thuế: 0109144546 – Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.Hà Nội cấp ngày 27/03/2020.

+ Hotline: 024.2263.2222

+ Email: Buddilacvietnam@gmail.com.

+ Website: Buddilac.com.

Mục lục
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bình luận *
Tên *
Trang web *
Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.
Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.  

dang-ki-phan-phoi

khoa-hoc-dinh-duong

ĐĂNG KÝ nhận tin khuyến mãi
Đăng ký nhận tin khuyến mãi

Nhận thông tin mới hoặc các ưu đãi hấp dẫn

Nhập số điện thoại *

© 2022 Bản quyền Buddilac.com

Nội dung trên Website đã đăng ký bản quyền DMCA, Vui lòng dẫn nguồn nếu coppy. Thông tin được đăng tải trên Website đã được kiểm duyệt nghiêm ngặt bởi bác sĩ, dược sĩ, chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung trên trang Web.