Cân nặng là một trong những yếu tố quan trọng để đánh giá trẻ có đang phát triển theo đúng tiến độ hay không. Tùy vào từng độ tuổi mà bé cần phải đạt được số cân tiêu chuẩn. Do đó, việc trẻ thấp bé nhẹ cân khiến bố mẹ vô cùng lo lắng vì điều đó chứng tỏ rằng con bạn đang có vấn đề về sức khỏe.
Việc bé biếng ăn nên cơ thể không được cung cấp đủ dưỡng chất khiến bé còi cọc là một điều dễ hiểu. Tuy nhiên, nhiều bậc phụ huynh bảo rằng con mình vẫn ăn nhiều nhưng vẫn chậm tăng cân, không phát triển.
Nguyên nhân khiến bé ăn nhiều chậm tăng cân là vì sao? Cùng các chuyên gia Buddilac tìm hiểu trong bài viết dưới đây để có biện pháp cải thiện tốt nhất nhé!
Tại sao bé ăn nhiều vẫn chậm tăng cân?
Đây quả là một câu hỏi khá “khoai”, đáng lẽ trẻ ăn càng nhiều thì tăng cân càng nhanh chứ nhỉ? Trẻ ăn nhiều nhưng vẫn chậm tăng cân vì rất nhiều lý do, dưới đây là 3 lý do chính:
- Nhiều bậc phụ huynh có quan điểm rằng bé ăn càng nhiều thì càng dễ tăng cân nên cứ cho trẻ ăn nhiều nhưng lại ít quan tâm là trẻ ăn cái gì, loại thực phẩm đó có tốt cho con hay không. Do đó, lý do đầu tiên khiến bé ăn nhiều nhưng vẫn chậm tăng cân là do thực đơn của bé không đầy đủ các nhóm chất cần thiết cho sự phát triển của bé.
- Mỗi độ tuổi sẽ cần các thành phần dưỡng chất và nhu cầu dinh dưỡng khác nhau. Càng lớn, bé hoạt động càng nhiều cả về trí não lẫn thể chất nên mẹ cũng cần tăng số lượng và chất lượng dinh dưỡng lên. Nếu bạn không cung cấp đủ chất đạm, chất béo từ thịt cá mà chỉ cho bé ăn quá nhiều rau xanh hay trái cây thì cũng khó để bé tăng cân được.
- Nguyên nhân tiếp theo khiến bé chậm tăng cân hơn so với các bạn cùng tuổi là do chế độ ăn bị mất cân bằng giữa các nhóm chất.
- Nhiều cha mẹ cho rằng bổ sung nhiều thịt cá cho trẻ sẽ giúp trẻ nhanh lớn vì trong các loại thực phẩm đó có hàm lượng dưỡng chất lớn. Tuy nhiên, thực tế đã chỉ ra rằng bữa ăn của trẻ có quá nhiều chất đạm sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bé, bé xuất hiện nhiều triệu chứng như tiêu chảy, khó tiêu, táo bón, …Những điều này khiến bé trở nên biếng ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng cũng kém hơn.
- Bên cạnh đó, việc phải “xử lý” quá nhiều dưỡng chất khó tiêu cũng khiến cơ quan tiêu hóa của trẻ quá tải và kiệt sức. Nó không chỉ khiến bé không muốn ăn mà còn ảnh hưởng đến cân nặng, chiều cao và cả trí não của bé.
- Việc thực đơn của bé chứa quá nhiều dưỡng chất khiến bé chậm tăng cân quả là một điều vô lý mà ít người nghĩ đến.
- Mẹ cho bé ăn quá nhiều nguồn thực phẩm với lượng dưỡng chất lớn khiến hệ tiêu hóa vốn non nớt và nhạy cảm của bé càng phải hoạt động nhiều, từ đó bé dễ mắc các bệnh như: khó tiêu, đầy bụng, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, …Tình trạng này kéo dài khiến bé mệt mỏi, chán ăn và bé không thể tăng cân được.
- Để bé tăng cân nhanh chóng và an toàn, bố mẹ cần biết xây dựng thực đơn cho bé với đầy đủ và cân bằng các nhóm chất dinh dưỡng, bao gồm:
- Chất này có tác dụng phục hồi và xây dựng các tế bào cơ thể, đồng thời tổng hợp các kháng thể để bảo vệ cơ thể bé khỏi mọi tác nhân gây hại.
- Việc thiếu hụt chất đạm sẽ khiến cơ thể bé chán ăn, mệt mỏi và dễ mắc phải các bệnh lý do thiếu sức đề kháng gây ra. Nếu để lâu dài sẽ khiến suy giảm về chỉ số IQ và trí tuệ sau này.
- Chất protein có nhiều trong các loại thực phẩm như: trứng, cá, tôm, các loại đậu, …
- Nhóm chất này cung cấp một hàm lượng lớn năng lượng để cơ thể bé hoạt động và phát triển. Do đó, đây là chất bạn cần cung cấp cho trẻ nhiều nhất và không thể thiếu trong khẩu phần ăn hằng ngày.
- Chất bột đường có nhiều trong gạo, yến mạch, ngô, các loại hạt, …
- Để bé tăng cân một cách hiệu quả, bạn cần bổ sung chất béo vào khẩu phần ăn. Chất này có vai trò cung cấp nguồn năng lượng dồi dào ở dạng đậm đặc, từ đó cải thiện cân nặng của bé theo từng tháng.
- Bên cạnh đó, nhóm chất béo còn đóng vai trò hấp thu vitamin tan trong dầu, từ đó hỗ trợ bé phát triển tế bào não, bé sẽ khỏe mạnh và thông minh hơn.
- Nhóm dưỡng chất này có trong dầu ăn, phô mai, bơ, …
- Cuối cùng, để bé tăng cân hiệu quả, bạn cần bổ sung nhóm chất vitamin và khoáng vì chúng giàu chất xơ, có tác dụng ngăn ngừa táo bón hiệu quả, giúp bé hấp thu dưỡng chất tốt hơn, đồng thời cũng điều hòa các hoạt động của cơ thể một cách hài hòa.
- Thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất bao gồm: rau xanh, củ và các loại trái cây tươi.
- Để bé tăng cân ổn định, không phải chỉ cho bé ăn nhiều mà cần phải đảm bảo đầy đủ và cân bằng các nhóm chất dinh dưỡng.
Trên đây, bạn đã tìm ra nguyên nhân bé ăn nhiều vẫn chậm tăng cân rồi đúng không ạ? Hi vọng mẹ đã có những kiến thức bổ ích để chăm sóc con yêu nhà mình tốt hơn!
Nhận thông tin mới hoặc các ưu đãi hấp dẫn
© 2022 Bản quyền Buddilac.com
Nội dung trên Website đã đăng ký bản quyền DMCA, Vui lòng dẫn nguồn nếu coppy. Thông tin được đăng tải trên Website đã được kiểm duyệt nghiêm ngặt bởi bác sĩ, dược sĩ, chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung trên trang Web.
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *