Bệnh loãng xương có nguy hiểm không? Gây ra hậu quả gì?

Posted on 15/02/2023

Loãng xương không giống nhiều căn bệnh khác, thường diễn biến âm thầm và không có các dấu hiệu đặc biệt trong giai đoạn đầu nên khó phát hiện. Cũng vì thế mà nhiều người không biết rằng bệnh loãng xương có nguy hiểm không, từ đó chủ quan và đến khi có những tác động nghiêm trọng đến cơ thể mới đi tìm cách điều trị, lúc này nhiều lúc đã quá muộn rồi.

Bệnh loãng xương nếu không được điều trị sớm sẽ gây đến những hậu quả gì? Bạn tìm hiểu trong bài viết mà Buddilac mang đến dưới đây nhé!

benh-loang-xuong-la-gi

Bệnh loãng xương là gì?

Nói một cách dễ hiểu, loãng xương là tình trạng các cấu trúc xương trong cơ thể liên tục mỏng và suy yếu dần. Mật độ cũng như chất lượng các chất cấu tạo nên xương cũng thưa và giảm dần theo thời gian.

Lúc này, xương thường gặp phải tình trạng mỏng, xốp và không còn vững chắc nữa. Xương yếu đến mức chỉ cần một tác động hay va chạm nhẹ cũng có thể làm tổn thương, thậm chí là gãy xương.

Phân loại bệnh loãng xương

Các bác sĩ chuyên môn đã nghiên cứu và chia loãng xương ra thành 2 loại chính, bao gồm:

  • Loãng xương nguyên phát: Bệnh này thường gặp nhiều nhất ở người cao tuổi và phụ nữ sau mãn kinh. Nguyên nhân chính là do tạo cốt bào bị lão hóa quá nhanh khiến quá trình tạo xương và hủy xương bị mất cân bằng và đảo lộn. Lúc này quá trình hủy xương sẽ diễn ra nhanh hơn so với quá trình tạo xương nên dễ gây ra loãng xương.
  • Loãng xương thứ phát: Đây là tình trạng loãng xương phát sinh liên quan đến việc di truyền từ các thế hệ; mắc một số bệnh mạn tính như cường giáp, đái tháo đường, các bệnh lý về xương, ...; chế độ ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học hoặc dùng các loại thuốc điều trị trong một thời gian dài, đặc biệt là cac loại thuốc như điều trị suy tim, Corticoid hay chống đông Heparin, ...

benh-loang-xuong-co-nguy-hiem-khong

Bệnh loãng xương có nguy hiểm không?

Nhiều người vẫn khá hoang mang không biết bệnh loãng xương có nguy hiểm không hay chỉ khiến xương khớp bị đau mỏi và dễ điều trị. Sự thật thì hoàn toàn không phải như vậy, với những người bị loãng xương, hậu quả đầu tiên và phổ biến nhất là gãy xương.

Nếu như thông thường, chỉ khi bị va chạm hay tác động một lực mạnh vào xương mới khiến gãy được. Tuy nhiên, trong trường hợp xương đã bị loãng thì chỉ cần một tác động cực nhẹ cũng đã khiến xương tổn thương như khi di chuyển hoặc mang túi xách hay các đồ dùng cá nhân vì xương lúc này rất mỏng và yếu.

Bên cạnh đó, tất cả các trường hợp gãy xương do bệnh loãng xương gây nên đều rất nguy hiểm, gây ra đau đớn và nhiều bất tiện trong đời sống.

Xương có thể gãy ở bất kì vị trí nào, tuy nhiên cột sống, hông hay cổ tay là nơi dễ gãy và nguy hiểm nhất.

Gãy xương cột sống

  • Khi bị loãng xương, các đốt sống - xương nhỏ có dấu hiệu yếu dần và dễ dàng bị gãy khi có va chạm nhẹ hay bị chèn ép. Điều này làm cho bệnh nhân đau đớn dữ dội, không thể đứng thẳng, khó di chuyển và mất dần chiều cao. Đồng thời, việc gãy xương cột sống còn khiến xảy ra tình trạng Kyphosis (hay còn được gọi là bướu của người xuống cấp). Lúc này, trên lưng sẽ xuất hiện một vòng tròn nguy hiểm, điều này dẫn đến vẹo cột sống và gù lưng.
  • Ngoài ra, triệu chứng này còn khiến bệnh nhân đau mãn tính, tàn tật, thậm chí gây nên các vấn đề dài hạn khác và làm tăng tỉ lệ tử vong.

Gãy xương hông

  • Biến chứng nghiêm trọng không kém do bệnh loãng xương gây nên là gãy xương hông. Việc phần xương hông bị gãy khiến bệnh nhân suy nhược. Trong thời gian mắc bệnh, họ sẽ không thể tự chăm sóc bản thân hay thực hiện các hoạt động đơn giản hằng ngày mà phải cần có sự hỗ trợ và chăm sóc từ người nhà hoặc các nhân viên y tế.
  • Theo số liệu thống kê, chỉ có một nửa số người bị gãy xương hông có khả năng hồi phục và vận động được. Số còn lại thường bị đau mãn tính và dẫn đến tàn tật.

Gãy xương cổ tay

  • Với những người gặp phải tình trạng này, họ thường bị đau nhức và không thể dùng lực tay để cầm đồ, kéo, đẩy, mang vác, ...như người bình thường được và bị gãy xương cổ tay cơ hội phục hồi rất thấp.
  • Điều này không chỉ khiến người bệnh luôn gặp khó khăn trong cuộc sống thường ngày mà còn gây ra sự tự ti, mặc cảm vì luôn phải cần sự giúp đỡ từ người khác.

Bệnh loãng xương có nguy hiểm không? Ngoài những biến chứng trên đây, loãng xương còn gây ra nhiều hậu quả khác, bao gồm:

Gây đau đớn

  • Khi bị loãng xương, người bệnh sẽ bị đau đớn kéo dài, từ đó sức khỏe cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Đặc biệt là khi bị gãy xương hoặc loãng xương gây xẹp cột sống và chèn ép lên các rễ dây thần kinh.

Khả năng di chuyển bị hạn chế và dễ mắc các bệnh lý liên quan

  • Loãng xương là căn bệnh có thể gây hạn chế, thậm chí khiến người bệnh không thể hoạt động thể chất. Điều này vô tình khiến cơ thể tăng cân nghiêm trọng, cân nặng lại tạo thêm căng thẳng và áp lực cho xương, đặc biệt tại vùng hông và đầu gối.
  • Bên cạnh đó, tăng cân cũng khiến người bệnh mắc phải các bệnh lý khác như tiểu đường, tim mạch, ...

Gây nên sự phiền muộn

  • Loãng xương cũng gây ảnh hưởng đến tâm lý người bệnh rất nhiều vì việc mất đi khả năng di chuyển và độc lập khiến họ dần rơi vào trạng thái cô lập. Ngoài việc không thể chơi các môn thể thao yêu thích vì sẽ gây đau đớn mà việc nỗi sợ gãy xương khiến họ bị trầm cảm.
  • Đồng thời, điều này cũng khiến tình trạng của người bệnh yếu dần và dễ mắc phải các bệnh lý liên quan khác.

phuong-phap-cai-thien-tinh-trang-loang-xuong

Các biện pháp giúp cải thiện tình trạng loãng xương hiệu quả

Bệnh loãng xương có nguy hiểm không? Chắc chắn bạn đã tìm thấy câu trả lời trên đây nhưng không phải là không có cách để kiểm soát. Bạn có thể góp phần cải thiện căn bệnh này bằng nhiều cách khác nhau, bao gồm:

  • Cần tuân thủ theo sự hướng dẫn của các y bác sĩ. Không tự ý ngừng uống thuốc, đổi, tăng hay giảm lượng thuốc, đồng thời cần đi tái khám đúng lịch.
  • Cung cấp một chế độ ăn hợp lý, khoa học với đầy đủ các chất quan trọng cho xương như canxi, vitamin D3, vitamin K2, photpho, ...để duy trì xương chắc khỏe.
  • Có chế độ tập thể dục đều đặn với các bài tập vừa sức, nên duy trì 30 - 45 phút/ngày.
  • Không sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá.
  • Trong sinh hoạt hàng ngày, bạn cần hạn chế đi giày cao gót, tránh các hoạt động dễ gây té ngã, ...
  • Đồng thời, các chuyên gia cũng khuyên dùng nên bổ sung các loại thực phẩm chức năng hay các dòng sữa hỗ trợ sức khỏe cho người bị loãng xương. Sữa Buddilac Gold Sure là một trong những sản phẩm có tác dụng ngăn ngừa và hỗ trợ loãng xương cùng các bệnh lý liên quan đến xương khớp được tin dùng nhất hiện nay. Sữa có tác dụng phòng ngừa loãng xương; cải thiện sức khỏe xương khớp, mô sụn và ngăn ngừa cơn đau nhức. Bên cạnh đó, sữa còn giúp tăng dịch nhầy khớp, có nhiệm vụ phát triển, duy trì sụn khớp và tái tạo sự phát triển của các tế bào sụn khớp.

Hi vọng qua bài viết trên đây, bạn đã trả lời được cho câu hỏi: "Bệnh loãng xương có nguy hiểm không?", từ đó có những nhận thức đúng về căn bệnh này cũng như biết cách phòng ngừa hiệu quả.

Bạn liên hệ với chúng tôi qua các thông tin bên dưới để được tư vấn rõ hơn nhé!

Tên doanh nghiệp: Công ty Cổ phần BUDDILAC GLOBAL

Địa chỉ: LK12 - No12, ngõ 107 Nguyễn Viết Xuân, P. Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội.

Mã số thuế: 0109144546 – Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.Hà Nội cấp ngày 27/03/2020.

Hotline: 024.2263.2222

Email: Buddilacvietnam@gmail.com.

Website: Buddilac.com.  

Mục lục
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bình luận *
Tên *
Trang web *
Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.
Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.  

dang-ki-phan-phoi

khoa-hoc-dinh-duong

ĐĂNG KÝ nhận tin khuyến mãi
Đăng ký nhận tin khuyến mãi

Nhận thông tin mới hoặc các ưu đãi hấp dẫn

Nhập số điện thoại *

© 2022 Bản quyền Buddilac.com

Nội dung trên Website đã đăng ký bản quyền DMCA, Vui lòng dẫn nguồn nếu coppy. Thông tin được đăng tải trên Website đã được kiểm duyệt nghiêm ngặt bởi bác sĩ, dược sĩ, chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung trên trang Web.