Các thể suy dinh dưỡng ở trẻ và biểu hiện mẹ cần biết

Posted on 14/02/2023

Suy dinh dưỡng là một tình trạng bệnh được biết đến do sự thiếu hụt của các dưỡng chất cần thiết. Hậu quả xảy ra là làm suy giảm chức năng và hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là đối với trẻ từ 6 - 24 tháng tuổi - giai đoạn trẻ cần nguồn năng lượng cao nhất để khôn lớn.

Suy dinh dưỡng nói chung và các thể suy dinh dưỡng ở trẻ nói riêng khiến trẻ chậm tăng trưởng, thể lực cũng như trí não cũng kém phát triển, đồng thời nguy cơ cao mắc nhiều bệnh tật. Do đó, mẹ hãy tìm hiểu bài viết dưới đây để biết cách phân biệt và chăm sóc con tốt nhất.

Nguyên nhân gây ra tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ

nguyen nhan tre suy dinh duong

Có 3 nguyên nhân chính gây ra tình trạng nhẹ cân, thấp còi, suy dinh dưỡng ở trẻ, bao gồm:

Nguyên nhân trực tiếp:

  • Đầu tiên phải kể đến là tình trạng thiếu ăn về số lượng cũng như chất lượng, đồng thời bé mắc phải các bệnh nhiễm khuẩn. Thông thường, đối tượng suy dinh dưỡng cao nhất là trẻ em trước tuổi học đường vì đây là giai đoạn bé phát triển nhanh, nhu cầu dinh dưỡng lớn.
  • Thứ hai là do mẹ nuôi con bằng sữa mẹ không đúng cách và cho ăn dặm không hợp lý. Ví dụ như không cho bé bú sớm sau khi sinh (các chuyên gia khuyến cáo mẹ nên cho con bú ngay khoảng 30 phút sau sinh để con có thể nhận được nguồn dưỡng chất quý giá có trong sữa non của mẹ), cai sữa sớm, cho trẻ bú quá nhiều sữa công thức, cho con ăn dặm quá sớm hoặc quá muộn, thức ăn có trong khẩu phần ăn hàng ngày không đủ dưỡng chất, số lượng thức ăn bổ sung không đủ so với độ tuổi, ...
  • Thứ ba là do rối loạn tiêu hóa và giảm sức đề kháng dẫn đến việc nhiễm khuẩn. Điều này cũng cho thấy rằng tỷ lệ suy dinh dưỡng thường giao động theo mùa và thường cao nhất trong các mùa có bệnh nhiễm khuẩn lưu hành ở mức cao như sốt rét, tiêu chảy, viêm hô hấp, ...
  • Thứ tư là do trong những năm tháng đầu đời, bé bị suy dinh dưỡng bào thai (kém phát triển trong thời kỳ bào thai) sẽ có nguy cơ suy dinh dưỡng cao khi sinh ra. Tình trạng này biểu hiện qua cân nặng và chiều cao theo tuổi thấp, đồng thời xảy ra trong thời gian tương đối ngắn, thông thường là từ lúc chào đời đến 2 năm đầu tiên.

Nguyên nhân sâu xa:

  • Trẻ mắc phải các thể suy dinh dưỡng có thể là do những sự bất cập trong dịch vụ chăm sóc cả mẹ và con. Thường là do vấn đề về nước sạch, tình trạng nhà ở hay vệ sinh môi trường không đảm bảo.

Nguyên nhân gốc rễ:

  • Nguyên nhân này xảy ra do tình trạng đói nghèo, lạc hậu, ...Chung quy lại là do sự mất bình đẳng về kinh tế giữa các nước và khu vực.

Các thể suy dinh dưỡng ở trẻ và biểu hiện mẹ cần biết

cac the suy dinh duong o tre

Thông thường, các chuyên gia dinh dưỡng chia các thể dinh dưỡng thành 3 loại bao gồm:

  • Suy dinh dưỡng thể nhẹ cân: Đây là tình trạng mà cân nặng của trẻ thấp hơn so với tiêu chuẩn của những đứa trẻ cùng tuổi và cùng giới tính, có thể dựa vào cân nặng chuẩn của trẻ mà WHO đã ban hành. Giá trị cân nặng thường nằm dưới đường biểu diễn -2SD.
  • Suy dinh dưỡng thể thấp còi: Điều này là minh chứng cho việc chiều cao của bé thấp  hơn so với mức tiêu chuẩn của độ tuổi và giới tính. Giá trị chiều cao theo tuổi của bé nằm dưới đường biểu diễn -2SD. Đây là thể suy dinh dưỡng đã nghiên cứu là mãn tính, là hậu quả của một quá trình suy dinh dưỡng kéo dài trong suốt những năm đầu đời, có thể là suy dinh dưỡng từ ngay trong bụng mẹ.
  • Suy dinh dưỡng gầy còm: Điều này xảy ra khi cả cân nặng và chiều cao của bé thấp hơn so với mức tiêu chuẩn của những trẻ cùng tuổi và cùng giới tính, tức là nằm dưới mức -2SD. Lúc này, phần cơ và lớp mỡ của bé bị tiêu đi nhiều. Bên cạnh đó, đây còn là thể suy dinh dưỡng cấp tính và xảy ra trong một thời gian ngắn.

Dựa vào hình thái mà cũng có thể phân loại suy dinh dưỡng ở bé làm 3 loại chính, cụ thể là:

Suy dinh dưỡng thể phù (Kwashiokor):

  • Nhìn bên ngoài thì có thể thấy trẻ có vẻ mặt đầy đặn và tròn trịa nhưng là thể suy dinh dưỡng khá nặng vì tay chân thường teo nhỏ, khẳng khiu và lực cơ giảm.
  • Lúc này, bé thường có các biểu hiện như phù cơ thể, rối loạn các sắc tố da với những đốm màu đen hoặc đỏ sẫm. Đồng thời có các biến chứng đi kèm như còi xương, thiếu máu kéo dài, quáng gà, khô giác mạc.
  • Trẻ cũng có thể gặp các biểu hiện như hay quấy khóc, nôn trớ, tóc thưa dễ rụng, ...đây là những dấu hiệu của việc bị bệnh mà mẹ không nên bỏ qua vì suy dinh dưỡng thể phù điều trị khá khó và nguy cơ tử vong cao.
  • Nguyên nhân gây nên bệnh lý này là do thiếu sự cung cấp protid kèm theo việc thiếu các chất dinh dưỡng, vitamin và muối khoáng, ...

Suy dinh dưỡng thể teo đét (Maramus):

  • Đây cũng là một trong các thể suy dinh dưỡng nặng ở trẻ vì nguyên nhân là do trẻ không được cung cấp đủ năng lượng cần thiết.
  • Thể trạng này thường có các dấu hiệu đi kèm như gầy, trông như da bạo xương, mất đi toàn bộ lớp mỡ dưới da, vẻ mặt trong rất già cỗi và thường xuyên gặp phải các tình trạng rối loạn tiêu hóa.. Bên cạnh đó, bé còn bị chán ăn, kém linh hoạt, thờ ơ, ủ rũ, ...Mặc dù thế nhưng thể teo đét ít gây tổn thương đến các cơ quan nên có tiên lượng tốt hơn so với thể phù.

Suy dinh dưỡng thể hỗn hợp:

  • Đây là suy dinh dưỡng phối hợp giữa thể phù và thể teo đét do bé không được cung cấp đủ năng lượng lẫn protid.

Cách ngăn ngừa các thể suy dinh dưỡng ở trẻ

cach ngan ngua cac the suy dinh duong

Con bị suy dinh dưỡng là điều mà không một cha mẹ nào muốn, do đó mẹ cần biết cách phòng ngừa các thể suy dinh dưỡng cho bé để tránh những hậu quả đáng tiếc về sau, cụ thể là:

  • Cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời và nếu có thể thì nên kéo dài đến 2 năm. Mẹ cũng không nên quá lạm dụng sữa công thức mà chỉ nên cho bé sử dụng khi sữa mẹ không đủ và không có điều kiện để nuôi con bằng sữa mẹ.
  • Mẹ cần nghiên cứu để biết cách cho trẻ bú đúng.
  • Đảm bảo khẩu phần ăn giàu dinh dưỡng, thường xuyên thay đổi món ăn để không bị ngán và kích thích ngon miệng.
  • Tăng cường sự hoạt động thể chất cho con với mức độ phù hợp với lứa tuổi và thể trạng sức khỏe.
  • Điều trị một cách triệt để các bệnh lý về đường tiêu hóa cũng như các bệnh lý tổng thể khác.
  • Bổ sung thêm các bữa nhẹ xen kẽ vào các bữa chính.
  • Không lạm dụng thuốc kháng sinh để điều trị bệnh vì nó sẽ làm chết các lợi khuẩn có trong đường ruột.
  • Bên cạnh đó, bạn có thể bổ sung thêm cho con các dòng có công thức dành riêng cho trẻ suy dinh dưỡng, trong đó Buddilac Pedia là một sản phẩm được nhiều mẹ tin dùng và lựa chọn nhiều nhất hiện nay.

Tại sao dòng sữa này lại được mẹ tin dùng đến vậy? Bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua các thông tin bên dưới để được các chuyên gia tư vấn kỹ nhất nhé!

Tên doanh nghiệp: Công ty Cổ phần BUDDILAC GLOBAL

Địa chỉ: LK12 - No12, ngõ 107 Nguyễn Viết Xuân, P. Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội.

Mã số thuế: 0109144546 – Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.Hà Nội cấp ngày 27/03/2020.

Hotline: 024.2263.2222

Email: Buddilacvietnam@gmail.com.

Website: Buddilac.com.

Mục lục
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bình luận *
Tên *
Trang web *
Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.
Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.  

dang-ki-phan-phoi

khoa-hoc-dinh-duong

ĐĂNG KÝ nhận tin khuyến mãi
Đăng ký nhận tin khuyến mãi

Nhận thông tin mới hoặc các ưu đãi hấp dẫn

Nhập số điện thoại *

© 2022 Bản quyền Buddilac.com

Nội dung trên Website đã đăng ký bản quyền DMCA, Vui lòng dẫn nguồn nếu coppy. Thông tin được đăng tải trên Website đã được kiểm duyệt nghiêm ngặt bởi bác sĩ, dược sĩ, chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung trên trang Web.