Gợi ý chế độ ăn cho trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi

Posted on 15/02/2023

Suy dinh dưỡng là tình trạng trẻ không được bổ sung đủ năng lượng, chất đạm, chất béo cũng như các yếu tố vi lượng khác; điều này không chỉ khiến trẻ thấp còi, nhẹ cân mà còn giảm sức đề kháng cũng như hạn chế khả năng tư duy, phát triển trí não của trẻ.

Một trong những điều mẹ cần lưu ý là xây dựng một chế độ ăn cho trẻ suy dinh dưỡng khoa học, hợp lý để cải thiện tình trạng này, đồng thời giúp bé phát triển một cách toàn diện.

Nguyên nhân khiến trẻ suy dinh dưỡng

nguyen nhan khien tre suy dinh duong

Ngoài chế độ ăn không đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng mà trẻ cần, suy dinh dưỡng xảy ra còn do các nguyên nhân sau:

  • Cách nuôi con của mẹ: Nguyên nhân quan trọng nhất là mẹ không có khiến thức về dinh dưỡng hoặc không có thời gian chăm sóc con cái, đặc biệt là những mẹ bị thiếu sữa hoặc mất sữa. Lúc này, thường mẹ sẽ gặp phải tình trạng bổ sung dinh dưỡng cho trẻ không đúng về cả số lượng lẫn chất lượng.
  • Do trẻ bị đau ốm kéo dài: Trẻ mắc phải các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp hay tiêu hóa tái đi tái lại nhiều lần hoặc biến chứng sau khi mắc phải viêm phổi, lỵ, sởi, ...
  • Do thể trạng dị tật: Trẻ bị sinh non, suy dinh dưỡng bào thai, tim bẩm sinh, hở hàm ếch dị tật sứt môi, ...
  • Do các điều kiện về kinh tế - xã hội: Thông thường, suy dinh dưỡng thường xảy ra nhiều ở các nước đang phát triển vì nó liên quan mật thiết đến nền kinh tế, dân trí, văn hóa. Nhiều nhận định còn cho rằng đây là một bệnh của nghèo nàn và lạc hậu.

Các cấp độ suy dinh dưỡng: Thông thường, người ta dựa vào tiêu chuẩn cân nặng/tuổi để chia suy dinh dưỡng thành 3 cấp độ.

  • Suy dinh dưỡng cấp độ 1: Trọng lượng chỉ đạt 90% so với tuổi.
  • Suy dinh dưỡng cấp độ 2: Trọng lượng chỉ đạt 75% so với tuổi.
  • Suy dinh dưỡng cấp độ 3: Trọng lượng chỉ đạt 60% so với tuổi.

Bạn có thể tham khảo bảng chiều cao cân nặng cho trẻ chuẩn WHO để có thể theo dõi tình trạng của con.

Trẻ suy dinh dưỡng có những dấu hiệu nào?

Thông thường, mẹ có thể dựa vào cân nặng và chiều cao của trẻ so với độ tuổi và các bạn cùng trang lứa để đánh giá con có đang bị suy dinh dưỡng hay không. Bên cạnh đó, mẹ cần chú ý đến các dấu hiệu sau:

  • Không lên cân hoặc sụt cân trong khoảng 2 tháng.
  • Phần mỡ ở cánh tay bị teo lại, thịt nhão.
  • Mất hết các lớp mỡ dưới da bụng, lộ rõ phần xương.
  • Da xanh xao; tóc mỏng, thưa, dễ rụng.
  • Biếng ăn, hấp thu dưỡng chất kém, hay bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, phân sống, ...
  • Ngoài ra, suy dinh dưỡng biến chứng nặng có thể gây phù hoặc teo đét, thậm chí là quáng gà, khô giác dẫn đến loét giác mạc.

Chế độ ăn cho trẻ suy dinh dưỡng

che do an cho tre suy dinh duong

Để cải thiện tốt và điều trị dứt điểm tình trạng suy dinh dưỡng, mẹ cần thay đổi chế độ ăn uống của con khoa học và hợp lý nhất.

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng các bậc phụ huynh nên gia tăng hàm lượng dinh dưỡng thông qua khẩu phần ăn cũng như các viên uống bổ sung. Dưới đây là một số nguyên tắc cần xây dựng trong chế độ ăn cho trẻ suy dinh dưỡng mẹ cần biết:

  • Chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để tăng dần lượng calo.
  • Thông thường, mẹ nên cho bé ăn khoảng 2 giờ một lần. Lượng thức ăn thay đổi từ ít đến nhiều và từ loãng đến đặc. Bên cạnh đó, những bữa ăn này không chỉ tăng dần lượng calo mà cần phải tăng thêm cả protein, cụ thể từ 1 - 2 - 3 - 4 - 5 gr/ kg. Đến khi trẻ đã có mức độ tăng trưởng ổn định, mẹ duy trì mức 3gr protein/ kg.
  • Mẹ có thể bổ sung thêm các dòng sữa cao năng lượng cho trẻ suy dinh dưỡng theo chỉ định của bác sĩ.
  • Bên cạnh đó, cho trẻ uống thêm một số viên bổ sung như men tiêu hóa, vitamin hay chế phẩm chứa sắt.
Một số loại thực phẩm mẹ nên bổ sung trong chế độ ăn cho trẻ suy dinh dưỡng như:
  • Trẻ trong giai đoạn bú sữa mẹ: Ngoài sữa mẹ ra, bạn nên bổ sung thêm cho trẻ sữa công thức - dầu - đường.
  • Đối với trẻ trong độ tuổi ăn dặm: Bên cạnh sữa mẹ cũng như sữa công thức và các bữa phụ khác, mẹ cho trẻ ăn thêm bột ngũ cốc nấu kèm với các thực phẩm dinh dưỡng như cá, trứng, thit, rau, ...
  • Mẹ cũng cần lưu ý bổ sung thêm các loại thức ăn khác có đậm độ năng lượng cao và đảm bảo 1 kcal/ 1 ml thức ăn.
  • Bên cạnh đó, mẹ cũng cho bé uống thêm nước trái cây tươi để bổ sung thêm năng lượng cùng vitamin và các khoáng chất khác.

Cách phòng ngừa suy dinh dưỡng ở trẻ

cach phong ngua suy dinh duong o tre

Trong giai đoạn phát triển của con từ thời gian mang thai đến khi con đi học, mẹ có thể ngăn ngừa tình trạng suy dinh dưỡng này bằng nhiều biện pháp khác nhau, cụ thể là:
  • Trong quá trình mang thai, mẹ tăng cường bổ sung các dưỡng chất cần thiết thông qua khẩu phần ăn hàng ngày và các viên uống để con được bổ sung đủ dưỡng chất từ ngay trong bụng mẹ.
  • Trong 6 tháng đầu tiên sau khi chào đời, mẹ cần cho bé bú hoàn toàn bằng sữa mẹ và nên kéo dài đến năm trẻ 2 tuổi.
  • Không nên cho bé ăn dặm quá sớm vì lúc này hệ tiêu hóa của bé còn rất nhạy cảm và non nớt. Mẹ nên chờ đến ít nhất 6 tháng tuổi mới bắt đầu cho con ăn dặm. Bên cạnh đó, thực đơn ăn dặm của bé yêu cầu đảm bảo đủ dinh dưỡng, đồng thời đa dạng về hương vị và cách chế biến để bé ăn ngon miệng hơn.
  • Đối với trẻ từ 2 tuổi trở lên, mẹ cần xây dựng một chế độ ăn với đầy đủ các nhóm chất quan trọng bao gồm chất đường bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất.
  • Lựa chọn những thực phẩm tươi sống, hạn chế đồ đóng hộp, đồ chế biến sẵn, chứa hóa chất, phẩm màu và đảm bảo đồ ăn được nấu chín kỹ.
  • Bên cạnh đó, mẹ cần theo dõi mức độ tăng trưởng của bé hàng tháng để có thể sớm phát hiện suy dinh dưỡng, từ đó có biện pháp can thiệp kịp thời.
  • Hạn chế cho con dùng thuốc kháng sinh khi con ốm vặt. Các loại thuốc này có thể giúp bé nhanh lành bệnh hơn nhưng nó ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng hấp thụ dưỡng chất cũng như khiến trẻ chán ăn hơn.
  • Ngoài ra, để đảm bảo con được phát triển khỏe mạnh, mẹ cần thực hiện chế độ tiêm chủng cũng như tẩy giun cho bé định kỳ.

Trên đây, mẹ đã hiểu hơn về các nguyên nhân khiến bé thấp còi, nhẹ cân cũng như biết cách xây dựng chế độ ăn cho trẻ suy dinh dưỡng rồi. Bên cạnh đó, để cải thiện tình trạng này, mẹ nên bổ sung thêm cho con các loại sữa với năng lượng cao, nổi bật là Buddilac Pedia A2. Dòng sữa này không chỉ giúp con tăng cân nhanh chóng, bắt kịp đà tăng trưởng so với các bạn mà còn giúp bé phát triển toàn diện từ thể chất, tinh thần đến trí não.

Để biết thêm thông tin về sản phẩm, bạn liên hệ với chúng tôi qua các thông tin dưới đây để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

Tên doanh nghiệp: Công ty Cổ phần BUDDILAC GLOBAL

Địa chỉ: LK12 - No12, ngõ 107 Nguyễn Viết Xuân, P. Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội.

Mã số thuế: 0109144546 – Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.Hà Nội cấp ngày 27/03/2020.

Hotline: 024.2263.2222

Email: Buddilacvietnam@gmail.com.

Website: Buddilac.com.

Mục lục
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bình luận *
Tên *
Trang web *
Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.
Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.  

dang-ki-phan-phoi

khoa-hoc-dinh-duong

ĐĂNG KÝ nhận tin khuyến mãi
Đăng ký nhận tin khuyến mãi

Nhận thông tin mới hoặc các ưu đãi hấp dẫn

Nhập số điện thoại *

© 2022 Bản quyền Buddilac.com

Nội dung trên Website đã đăng ký bản quyền DMCA, Vui lòng dẫn nguồn nếu coppy. Thông tin được đăng tải trên Website đã được kiểm duyệt nghiêm ngặt bởi bác sĩ, dược sĩ, chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung trên trang Web.