7 bí mật giúp cải thiện bệnh đái tháo đường thai kỳ

Posted on 16/02/2023

Đái tháo đường thai kỳ là một bệnh lý có thể gặp phải trong quá trình mang thai. Căn bệnh cần được phát hiện sớm, điều trị nhanh để ngăn ngừa các biến chứng về sức khỏe có thể xảy ra với mẹ và bé.

Đặc biệt ngày nay sự gia tăng tỷ lệ béo phì, đái tháo đường tuýp 2 ở người trẻ đang ngày càng tăng. Theo thống kê thì ước tính có khoảng 5% phụ nữ mang thai bị bệnh đái tháo đường thai kỳ và thường gặp nhất ở khoảng thời gian 3 tháng giữa của thai kỳ.

Để các mẹ có thêm kiến thức về bệnh đái tháo đường thai kỳ, nguyên nhân, cách phòng tránh và cách chữa trị. Buddilac xin được chia sẻ bài viết: “ 7 bí mật giúp cải thiện bệnh đái tháo đường thai kỳ ”. Bài viết hi vọng cung cấp được cho bạn đọc những thông tin hữu ích.

Đái tháo đường thai kỳ là gì

dai thao duong thai ky la gi

Bệnh đái tháo đường thai kỳ được hiểu là tình trạng cơ thể không thể tạo ra đủ insulin hoặc không thể sử dụng insulin bình thường (Insulin được hiểu là một hormone giúp đường glucose có trong máu đi đến các tế bào để sử dụng làm năng lượng). Khi thiếu insulin thì đường glucose không thể xâm nhập vào tế bào mà được tích tụ trong máu khiến lượng đường huyết trong máu cao.

Khi đường huyết cao sẽ gây ra rất nhiều vấn đề liên quan đến sức khỏe của cơ thể. Nó sẽ làm hỏng mạch máu, dây thần kinh, gây hại cho mắt, thận, tim. Đối với phụ nữ trong thời kỳ đầu mang thai mà lượng đường huyết cao có thể dẫn đến con bị dị tật bẩm sinh.

Thời điểm thường gây ra bệnh đái tháo đường thai kỳ

Đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh: Tuổi 35 trở lên, béo phù, có tiền sử bị bệnh đái tháo đường thai kỳ, người sinh con to hơn 4kg, bị bệnh buồng trứng đa nang, bị thai chết lưu không rõ nguyên nhân, người có tiền sử gia đình bị đái tháo đường, đường niệu. Những đối tượng khi mang thai lần đầu tiên cần phải làm xét nghiệm chẩn đoán bệnh đái tháo đường khi đi khám thai lần đầu.

Thông thường thì xét nghiệm chẩn đoán thai kỳ sẽ ở tuần thứ 24 – 28 của thai kỳ cho tất cả các thai phụ chưa được chẩn đoán bệnh trước đó. Và thực hiện thêm xét nghiệm để chẩn đoán bệnh đái tháo đường thực sự đối với thai phụ bị đái tháo đường thai kỳ sau khi sinh từ 4 – 12 tuần. Bạn cũng nên làm xét nghiệm bị bệnh đái tháo đường hay không ít nhất 3 năm/ 1 lần nếu bạn bị bệnh đái tháo đường thai kỳ.

Những Dấu hiệu đái tháo đường thai kỳ

Nói về dấu hiệu đái tháo đường thai kỳ thì không có dấu hiệu rõ ràng, nhưng cũng giống như biểu hiện của bệnh đái tháo đường, các mẹ có thể nhận biết thông qua các dấu hiệu như sau:

  1. Luôn cảm thấy khát nước và đi tiểu nhiều lần.
  2. Vùng kín bị nấm men, ngứa ngáy rất khó chịu
  3. Khó lành các vết trầy xước, vết thương
  4. Sụt cân không rõ nguyên nhân
  5. Nước tiểu có nhiều kiến bâu
  6. Cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức, thiếu năng lượng.

Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ

tieu chuan chan doan dai thao duong thai ky

Hiện nay có 2 phương pháp dùng để tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ. Đó là phương pháp một bước và phương pháp hai bước.

  • Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh đái tháo đường thai kỳ 1 bước:

Sử dụng nghiệm pháp dung nạp 75g đường glucose uống. Bệnh nhân sẽ được làm xét nghiệm vào buổi sáng với điều kiện đã nhịn ăn trước đó 8 tiếng. Tiến hành đo nồng độ đường huyết tại thời điểm lúc đói (trước khi uống nước đường glucose, sau đó cho bệnh nhân uống đường glucose và đo ở thời điểm 1 giờ, 2 giờ.

Từ các mẫu kiểm tra thông số của các mẫu, nếu 2/3 mẫu đạt kết quả: Đường huyết lúc đói ≥ 5,1 mmol/l (92 mg/dl); Đường huyết ở thời điểm 1 giờ ≥ 10 mmol/l (180 mg/dl); Đường huyết ở thời điểm 2 giờ ≥ 8,5 mmol/l (153 mg/dl) thì chuẩn đoán bệnh Đái Tháo Đường thai kỳ.

  • Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh đái tháo đường thai kỳ 2 bước:

  1. Bước 1 sẽ cho bệnh nhân uống nước đường với lượng 50g glucose (trước đó không cần phải nhịn đói). Sau đó đo lượng đường huyết tại thời điểm 1 giờ sau khi uống, nếu kết quả thu được ≥ 7,2 mmol/l thì tiến hành làm bước 2.
  2. Bước 2 sẽ thực hiện khi bệnh nhân đã được nhìn đói 8 giờ. Sau đó cho uống 100g glucose pha trong 250 – 300ml nước. Tiến hành đo mức đường huyết tại các thời điểm lúc đói (trước khi uống nước đường), 1 giờ, 2 giờ, 3 giờ sau khi uống nước đường. Dựa vào các thông số thu được giống như ở tiêu chuẩn chẩn đoán thai kỳ 1 bước thì kết luận có bị đái tháo đường thai kỳ hay không.

Biến chứng của tiểu đường thai kỳ đến sức khỏe

  • Biến chứng tiểu đường thai kỳ đến sức khỏe của mẹ

Trong quá trình mang thai mà mẹ bị tiểu đường thai kỳ thì rất dễ gặp các biến chứng về tiền sản giật, sản giật cao gấp 4 lần so với người bình thường, bị băng huyết sau sinh, bị nhiễm trùng, vết thương lâu lành,…

Do lượng đường trong máu cao mà khi truyền sang cho con sẽ làm tuyến tụy của con hoạt động nhiều để sản xuất ra nhiều insulin, từ đó dẫn đến phần thân trên của bé phát triển nhanh, ở một số bé có thể bị gãy xương do vai rộng, hoặc tổn thương đến não trong quá trình sinh từ từ đó dẫn tới tình trạng khó sinh.

Một số biến chứng khác nếu mẹ bị mắc tiểu đường thai kỳ đó là sinh non, thai chết lưu, đa ối, vỡ ối gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

  • Biến chứng tiểu đường thai kỳ đến sức khỏe của bé

Trong quá trình mang thai mà mẹ bị bệnh tiểu đường thai kỳ, nếu không được phát hiện sớm và kiểm soát tốt thì có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé. Có thể kể đến như hội chứng hạ đường huyết ở trẻ, biến chứng nặng có thể gây tình trạng co giật dẫn đến hôn mê và tổn thương đến não của bé.

Một biến chứng nữa ở tiểu đường thai kỳ đó là thai nhi có nguy cơ bị dị tật hoặc tử vong, chậm phát triển, thai nhi to, giảm sự trưởng thành của phổi, gây nguy cơ thừa cần gấp 3,5 lần so với những đứa trẻ khác.

Thêm một biến chứng nữa đó là biến chứng về hội chứng suy hô hấp ở trẻ sinh non, thai di bị dị thật ở hệ tiết niệu, hệ thần kinh, tim mach, hay dễ bị vàng da trong 28 ngày đầu sau sinh,…

Tiểu đường thai kỳ nên ăn gì

tieu duong thai ky nen an gi

  • Thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp

Chỉ số đường huyết (GI) được hiểu là giá trị chỉ nồng độ Glucose trong máu được đo bằng đơn vị mmol/l hoặc mg/dl. Những thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp sẽ giúp mẹ bầu kiểm soát được bệnh tiểu đường một cách hiệu quả.

Một số thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp như các loại rau, các loại đậu, một số loại trái cây tươi, sữa và các chế phẩm từ sữa, yến mạch, khoai môn, gạo lứt,…

Một số loại thực phẩm có chỉ số GI ở mức trung bình như nước cam, cháo, khoai tây nấu chính,… những loại thực phẩm này mặc dù làm tăng đường huyết nhưng với tốc độ vừa phải nên có thể kiểm soát được.

Một số loại thực phẩm có chỉ số GI cao mà các mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ cần phải tránh, có thể kể đến như xôi nếp, khoai tây, khoai lang, bánh mì,… những loại này sẽ làm cho chỉ số đường huyết tăng nhanh chóng.

  • Thực phẩm có protein lành mạnh

Mẹ bầu bị mắc tiểu đường thai kỳ cũng nên lựa chọn những thực phẩm có protein lành mạnh, nhiều nạc. Có thể kể đến như đậu, cá, thịt nạc đỏ, thịt bò đỏ, các loại quả hạnh nhân, óc chó, lạc, điều, mắc ca.

Thực phẩm có chất béo không bão hòa.

Các loại thực phẩm chứa chất béo không bão hòa cũng là một phần trong chế độ ăn uống lành mạnh nếu mẹ bầu đang bị mắc bệnh tiểu đường thai kỳ. Có thể kể đến một số thực phẩm có chất béo không bão hòa như dầu ô liu, dầu lạc, trái bơ, cá hồi,…

Cách điều trị tiểu đường thai kỳ

cach dieu tri tieu duong thai ky

  • Kiểm soát đường huyết

Đối các mẹ bầu đang trong quá trình mang thai mà bị tiểu đường thai kỳ thì cần đặt mục tiêu kiểm soát đường huyết tích cực và an toàn để đảm bảo an toàn cho cả sản phụ và thai nhi. Mức đường huyết khi đói < 5.8 mmo/l, mức đường huyết sau khi ăn 1 giờ < 7,8 mmol/l, sau 2 giờ ăn < 7,2 mmol/l. Cũng không nên để tụt đường huyết quá thấp (khi đói < 3,4 mmol/l là quá thấp).

  • Điều trị bằng dinh dưỡng

Một cách điều trị bệnh tiểu đường thai kỳ đó là điều trị bằng dinh dưỡng. Tổng số năng lượng mỗi ngày dành cho người bị đái tháo đường thai kỳ được dựa trên cân nặng lý tưởng. Thông thường tổng số năng lượng rơi khoảng 30 Kcal/kg mỗi ngày. Chế độ dinh dưỡng cần đảm bảo sự tăng trọng cần thiết trong quá trình mang thai. Thông thường tăng 0,45kg/mỗi tháng trong 3 tháng đầu tiên mang thai. 0,2 - 0,35 kg/mỗi tuần trong 6 tháng tiếp theo.

Lưu ý: Tổng số năng lượng cả ngày được chia đều cho 3 bữa ăn chính và 3 bữa ăn phụ. Nhưng bữa ăn sáng thì không nên ăn quá nhiều carbohydrate.

  • Điều trị bằng thuốc

Trong trường hợp bệnh tiểu đường thai kỳ phát triển quá nhanh thì mẹ bầu nên được điều trị bằng thuốc. Việc điều trị bằng thuốc thì mẹ bầu cần phải được đi khám bác sỹ để có liệu trình phù hợp.

Đến nay duy nhất chỉ có thuốc Insulin là được FDA công nhận cho việc điều trị bệnh đái tháo đường thai kỳ. Các mẹ cần theo dõi đường huyết thường xuyên 4 – 6 lần mỗi ngày vào các thời điểm trước bữa ăn, 2h sau ăn và trước khi đi ngủ. Nếu thấy hiện tượng đường huyết tăng cao hoặc thấp hơn bình thường thì cần phải liên hệ với bác sĩ ngay.

Cách phòng tránh bệnh đái tháo đường thai kỳ

Đến nay thì vẫn chưa tìm được ra nguyên nhân chính gây ra bệnh đái tháo đường thai kỳ. Chỉ có một số nguyên nhân được cho là gây ra bệnh đó là mẹ tăng cân nhiều, thay đổi hormone thai kỳ. Để phòng tránh được bệnh đái tháo đường thai kỳ thì các mẹ nên chú ý chế độ ăn uống và chế độ tập luyện.

  1. Về chế độ ăn uống: Thì các mẹ chú ý chia nhỏ bữa ăn thành 5 – 6 bữa bao gồm 3 bữa chính và 2 – 4 bữa phụ. Cố định thời gian và khối lượng ăn, quy định mỗi suất ăn có chứa 1 lượng calo nhất định và tổng lượng carbohydrates trong mỗi phần ăn chỉ nên tối đa 62g.
  2. Về chế độ tập luyện: Thì các mẹ nên lựa chọn những bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, bơi, đạp xe đạp, tập yoga,… để giúp kiểm soát được lượng đường trong máu và giúp tăng lưu thông khí huyết giúp thai nhi phát triển tốt trong bụng. Việc đi bộ mỗi ngày khoảng 20 – 30 phút sau bữa ăn sẽ giúp cơ thể dễ dung nạp glucose, đẩy lùi bệnh đái tháo đường, khắc phục chứng đau lưng, chuột rút,…
  3. Kiểm tra thai định kỳ: Bên cạnh đó thì các mẹ bầu cũng nên kiểm tra thai nhi định kỳ trong suốt quá trình mang thai để kiểm soát được đái tháo đường cũng như những biến chứng không mong muốn do mang thai gây ra.

Bệnh tiểu đường thai kỳ là một căn bệnh nguy hiểm với sức khỏe mẹ và bé, cần phải đường phát hiện sớm và điều trị kịp thời để tránh những biến chứng nguy hiểm. Chính vì thế mẹ bầu nên chú ý kiểm tra thường xuyên đường huyết để điều trị kịp thời.

Mục lục
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bình luận *
Tên *
Trang web *
Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.
Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.  

dang-ki-phan-phoi

khoa-hoc-dinh-duong

ĐĂNG KÝ nhận tin khuyến mãi
Đăng ký nhận tin khuyến mãi

Nhận thông tin mới hoặc các ưu đãi hấp dẫn

Nhập số điện thoại *

© 2022 Bản quyền Buddilac.com

Nội dung trên Website đã đăng ký bản quyền DMCA, Vui lòng dẫn nguồn nếu coppy. Thông tin được đăng tải trên Website đã được kiểm duyệt nghiêm ngặt bởi bác sĩ, dược sĩ, chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung trên trang Web.