Trẻ bị suy dinh dưỡng không chỉ khiến trẻ nhẹ cân, thấp còi hơn các bạn cùng tuổi mà còn ảnh hưởng rất nhiều đến tư duy, khả năng nhận thức, phân tích, ...Điều này dẫn đến sự học tập hay làm việc của trẻ trong tương lai cũng gặp rất nhiều khó khăn hơn những bé bình thường.
Vậy làm thế nào để biết được con đang gặp phải tình trạng này để có biện pháp can thiệp kịp thời nhất? Các chuyên gia Buddilac sẽ phân tích về những dấu hiệu trẻ suy dinh dưỡng để mẹ hiểu hơn dưới đây!
Hiểu đúng về bệnh suy dinh dưỡng
- Suy dinh dưỡng thực chất là một thuật ngữ để chỉ tình trạng trẻ bị thiếu hụt các dưỡng chất quan trọng như protein, vitamin cùng các chất khoáng khác. Lúc này, cơ thể sẽ không nhận đủ chất dinh dưỡng cần thiết dẫn đến suy giảm hoạt động của các cơ quan. Đặc biệt, tình trạng này thường gặp ở trẻ từ 6 - 24 tháng tuổi vì lúc này là khoảng thời gian trẻ có nhu cầu dinh dưỡng cao nhất.
- Dấu hiệu suy dinh dưỡng ở trẻ thường gây nên tình trạng chậm tăng trưởng và hạn chế các khả năng hoạt động thể lực. Tuy nhiên, nếu ở mức độ nặng hơn còn ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của não bộ, từ đó trí thông minh, khả năng tư duy cũng như giao tiếp của bé cũng sẽ gặp vấn đề.
- Ngoài ra, trẻ bị suy dinh dưỡng cũng làm hệ miễn dịch suy yếu, từ đó nguy cơ cao mắc nhiều bệnh tật.
Phân biệt các dạng suy dinh dưỡng ở trẻ
Mẹ cần biết con đang mắc suy dinh dưỡng ở dạng nào để có sự điều chỉnh cho hợp lý. Suy dinh dưỡng ở cộng đồng thường được chia thành 3 thể như sau:
- Thể nhẹ cân (cân nặng thấp hơn so với độ tuổi): Lúc này, quá trình tăng trưởng của bé bị chậm lại. Chỉ tiêu về cân nặng giúp mẹ xác định rõ mức độ chung về quy mô thiếu dinh dưỡng và các thay đổi theo thời gian. Thông thường, để theo dõi sự tăng trưởng của trẻ em, mẹ thường dùng các số liệu về cân nặng.
- Thể thấp còi (chiều cao thấp hơn so với độ tuổi): Khi trẻ bị suy dinh dưỡng theo dạng này, chiều cao của trẻ sẽ không đạt được tiêu chuẩn theo độ tuổi. Đây là một sự biểu hiện của sự chậm phát triển kéo dài hoặc do trẻ không được bổ sung đủ dưỡng chất khi ở trong bào thai.
- Thể gầy còm (cả cân nặng và chiều cao đều không đạt tiêu chuẩn): Đây là hiện tượng trẻ có cân nặng cũng như chiều cao quá thấp so với tiêu chuẩn. Nó cũng có thể phản ánh tình trạng thiếu dinh dưỡng cấp tính do sụt cân hoặc không lên cân.
Những dấu hiệu trẻ suy dinh dưỡng mẹ cần biết
Để nhận biết được một đứa bé có đang bị suy dinh dưỡng hay không, mẹ thường so sánh chiều cao cũng như cân nặng của bé so với trung bình các bạn cùng trang lứa hay so với bảng đánh giá chuẩn của WHO.
Tuy nhiên, phương pháp này đôi khi sẽ xảy ra một vài bất cập vì khi trẻ 24 tháng tuổi sẽ có cân nặng từ 9,7kg - 15,3kg là nằm trong khoảng bình thường. Nếu đã kết luận trẻ bị suy dinh dưỡng thì có nghĩa là hậu quả đã thể hiện khá rõ trong quá trình phát triển của con. Từ đó, mẹ cần chú ý quan sát những dấu hiệu trẻ suy dinh dưỡng rõ ràng hơn để có những biện pháp can thiệp kịp thời nhất, cụ thể như sau:
- Trẻ không tăng cân, chậm tăng cân, đứng cân hoặc bị sụt cân trong vòng từ 2 - 3 tháng.
- Không tăng chiều cao hoặc tăng chậm liên tục trong 2 - 3 tháng.
- Bé mọc răng chậm, chậm biết đi.
- Tóc trẻ mọc thưa, dễ gãy rụng, nhất là ở các vùng chẩm, tóc đổi màu.
- Da xanh xao.
- Bé ít bận động, phản ứng chậm chạp, hay quấy khóc.
- Thịt nhão, phần mỡ ở cánh tay bị teo lại.
- Trẻ biếng ăn, ăn rất ít.
- Tính tình khó chịu, môi xanh xao, niêm mạc mắt nhợt nhạt.
- Bên cạnh đó, trẻ còn bị rối loạn giấc ngủ, ngủ giấc ngắn, hay trằn trọc và dễ bị giật mình khóc thét khi ngủ.
- Trẻ bị tiêu chảy, có phân sống, rối loạn tiêu hóa.
- Ngoài ra, bé thường mắc phải các bệnh lý nhiễm trùng.
- Khi ở thể nặng, những dấu hiệu trẻ suy dinh dưỡng càng rõ ràng như teo đét, khô giác mạc, quáng gà, loét giác mạc, ...
Trẻ bị suy dinh dưỡng là một trong những vấn đề mà mỗi bậc làm cha mẹ đều lo lắng và quan tâm trong quá trình nuôi con. Ngoài việc cho bé bú hoàn toàn sữa mẹ trong 6 tháng đầu tiên, mẹ cần xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý cũng như thường xuyên theo dõi chỉ số chiều cao, cân nặng của con để biết con đang phát triển ở mức nào.
Bên cạnh đó, nếu thấy có bất kì dấu hiệu trẻ suy dinh dưỡng nào mà chúng tôi đã chỉ rõ trên đây, mẹ cần cho bé đến các cơ quan y tế để được thăm khám cũng như có những phương pháp can thiệp kịp thời nhé!
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *