Phương pháp điều trị bệnh loãng xương được bác sĩ khuyến nghị

Posted on 16/02/2023

Edit your toolbar now!

Theo nghiên cứu và các số liệu thống kê đã cho biết rằng, bệnh loãng xương hiện nay khá phổ biến và chỉ xếp sau các bệnh lý về tim mạch. Hiện nay, khoảng 1/3 số phụ nữ và 1/8 số nam giới đang mắc phải chứng loãng xương.

Loãng xương được gây ra bởi nhiều nguyên nhân, có thể do quá trình lão hóa của cơ thể, tác dụng phụ của thuốc hoặc do chế độ sinh hoạt không lành mạnh, bổ sung thiếu dưỡng chất hay ít vận động.

Loãng xương sẽ khiến xương yếu, xốp và dễ gãy hơn, thậm chí là chỉ cần ho hoặc hắt hơi mạnh. Nó không chỉ gây đau đớn cho người bệnh trong một thời gian dài mà còn ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.

Loại bệnh này có một đặc điểm là diễn biến khá chậm nên đôi khi rất khó để phát hiện ra. Vậy khi đã mắc phải thì làm thế nào? Dưới đây là 5 phương pháp điều trị bệnh loãng xương hiệu quả nhất đã được các bác sĩ hàng đầu đưa ra, bạn cùng tham khảo nhé!

Các đối tượng có nguy cơ loãng xương

Đây là bệnh lý không chỉ gặp phải ở những người lớn tuổi mà cả người trẻ cũng dễ mắc phải. Nếu bạn thuộc một trong những nhóm đối tượng sau thì nguy cơ mắc bệnh sẽ tăng lên khá nhiều:

  • Người cao tuổi: Đây là đối tượng mắc bệnh loãng xương phổ biến nhất.
  • Phụ nữ mãn kinh (từ 45 – 55 tuổi): Giai đoạn này khiến phụ nữ bị mất xương nhanh hơn.
  • Người mắc các bệnh như: nội tiết gan, thận, viêm khớp dạng thấp, ...
  • Người gầy, có khung xương nhỏ.
  • Sử dụng các loại thuốc như: thuốc lợi tiểu, corticoid, heparin, ...trong một khoảng thời gian dài.
  • Người có người thân trong gia đình đã từng mắc bệnh5

5 cách điều trị bệnh loãng xương hiệu quả nhất

Thông thường, phải kiểm tra mật độ xương để ước tính nguy cơ loãng xương, từ đó có thể đưa ra liệu trình điều trị bệnh loãng xương phù hợp nhất. Nếu trường hợp nguy cơ không cao thì có thể tập trung vào việc điều chỉnh các yếu tố gây té ngã và mất xương. Ngược lại, bạn nên sử dụng thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ nếu có nguy cơ cao.

Dùng thuốc Biophosphonat

Loại thuốc đầu tiên thường được sử dụng với những người có nguy cơ bị gãy xương do loãng xương là Biophosphonat. Dưới đây là những ví dụ:

  • Risedronate (Actonel, Atelvia)
  • Alendronate (Binosto, Fosamax)
  • Acid Zoledronic (Relast, Zometa)
  • Ibandronate (Boniva)

Mặc dù đây là dòng sản phẩm này được nhận định mang lại hiệu quả tốt và ít gây ra những tác dụng phụ nhưng trong một vài trường hợp, loại thuốc này vẫn có thể gây ra một vài triệu chứng như đau bụng, buồn nôn khó chịu, ợ chua, ...

Bên cạnh đó, Biophosphonat có một dạng nữa là dùng để tiêm tĩnh mạch. Nó không làm đau dạ dày nhưng có thể gây đau đầu, sốt và đau cơ đến 3 ngày. Bạn có thể lên lịch tiêm hàng quý hay hàng năm, nó sẽ dễ dàng hơn là việc uống thuốc theo tuần nhưng chi phí điều trị sẽ đắt hơn.

Thuốc thúc đẩy phát triển xương

Các bác sĩ  cũng khuyên nên dùng các loại thuốc có khả năng thúc đẩy sự phát triển của xương như:

  • Teriparatide (Forteo): Dòng thuốc này thường được tiêm hàng ngày dưới da, có tác dụng kích thích phát triển xương mới.
  • Abaloparatide (Tymlos): Thuốc này tương tự như hormone tuyến cận giáp. Tuy nhiên, thuốc chỉ được sử dụng để điều trị trong 2 năm, sau đó phải thay bằng thuốc điều trị loãng xương khác.
  • Romosozumab (Evennity): Đây cùng là loại thuốc có vai trò kích thích phát triển xương mới. Nó được tiêm với tần suất hàng tháng trong vòng 1 năm, sau đó sử dụng loại thuốc khác để thay thế.

Sử dụng thuốc kháng thể đơn dòng

  • Đây là loại thuốc có khả năng tạo ra mật độ xương lớn, đồng thời làm giảm nguy cơ loãng xương. Trong đó, dòng phổ biến nhất là Denosumab (Ploria, Xgeva) được tiêm dưới da với tần suất 6 tháng/lần.
  • Một số nghiên cứu gần đây cho thấy, nếu bạn dùng Denosumab thì phải tiếp tục duy trì vô thời hạn vì nếu ngưng thuốc sẽ gặp nguy cơ cao là bị gãy cột sống.
  • Ngoài ra, dùng các loại thuốc kháng thể đơn dòng còn có nguy cơ gặp phải một vài biến chứng như nứt hoặc gãy ở giữa xương đùi hoặc làm chậm lành xương hàm.

Các liệu pháp liên quan đến hormone

  • Bổ sung estrogen ở nữ giới, đặc biệt là khi giai đoạn mãn kinh có tác dụng duy trì mật độ xương. Tuy nhiên, liệu pháp này có nhiều tác dụng phụ như nguy cơ đông máu, ung thư vú hoặc ung thư viêm nội mạc tử cung.
  • Với nam giới, bạn có thể sử dụng các liệu pháp để thay thế cho testosterone rất hiệu quả cho việc điều trị bệnh loãng xương.

Những phương pháp điều trị không cần dùng thuốc

Đây là những biện pháp người bệnh loãng xương cần thực hiện để tăng cường mật độ xương, giúp cơ thể hồi phục nhanh chóng hơn.

  • Không hút thuốc lá vì chất độc có trong thuốc sẽ khiến bệnh loãng xương ngày càng nặng hơn.
  • Không sử dụng rượu bia và thực phẩm có cồn vì đây là nguyên nhân giảm sự hình thành xương. Bên cạnh đó, việc uống bia rượu cũng làm tinh thần bị ảnh hưởng và tăng nguy cơ bị té ngã.
  • Sử dụng thêm các loại thực phẩm giàu canxi như hải sản, đậu phụ, trứng để bổ sung thêm canxi cho cơ thể.
  • Ngăn ngừa việc té ngã bằng các biện pháp như đi dép thấp, không trơn, trải thảm ở các bề mặt dễ trơn trượt, lắp thanh vịn bên trong và ngoài phòng tắm, ...
  • Bạn cũng có thể hỏi ý kiến bác sĩ về việc bổ sung thêm canxi và vitamin D cho cơ thể.

Hi vọng qua những kiến thức mà chúng tôi đem đến trên đây, bạn đã có những kiến thức về cách điều trị bệnh loãng xương hiệu quả.

Nếu bạn cần thêm thông tin, có thể liên hệ qua Buddilac để được các chuyên gia của chúng tôi tư vấn tốt nhất.

Mục lục
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bình luận *
Tên *
Trang web *
Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.
Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.  

dang-ki-phan-phoi

khoa-hoc-dinh-duong

ĐĂNG KÝ nhận tin khuyến mãi
Đăng ký nhận tin khuyến mãi

Nhận thông tin mới hoặc các ưu đãi hấp dẫn

Nhập số điện thoại *

© 2022 Bản quyền Buddilac.com

Nội dung trên Website đã đăng ký bản quyền DMCA, Vui lòng dẫn nguồn nếu coppy. Thông tin được đăng tải trên Website đã được kiểm duyệt nghiêm ngặt bởi bác sĩ, dược sĩ, chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung trên trang Web.