Thắc mắc: Nhịp tim bao nhiêu là nguy hiểm?

Posted on 09/05/2023

Nhịp tim là một trong những chỉ số quan trọng nhất để đánh giá sức khỏe của con người. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rõ về mức nhịp tim bình thường và khi nào thì được coi là nguy hiểm. Vì vậy, trong bài viết này, các chuyên gia Buddilac sẽ giúp bạn tìm hiểu về vấn đề "Nhịp tim bao nhiêu là nguy hiểm" để hiểu rõ hơn về sức khỏe của mình và cách để bảo vệ sức khỏe tim mạch của chúng ta, từ đó có biện pháp phòng tránh phù hợp.

Nhịp tim nhanh là gì và nhịp tim bao nhiêu là nguy hiểm?

nhip tim nhanh la gi

Hiện tượng nhịp tim nhanh hay còn gọi là đánh trống ngực. Đây là tình trạng tim đập mạnh thình thịch trong lồng ngực hoặc nhịp tim có sự bất thường trong vài giây, chậm chí là vài phút. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể có cảm giác nhịp tim mình đập nhanh ở trong họng hoặc vùng cổ.

Để hỏi nhịp tim bao nhiêu là nguy hiểm thì thông thường, người khỏe mạnh có nhịp tim bình thường là từ 60-100 nhịp/phút. Do đó, nếu nhịp tim trên 100 nhịp/phút được gọi là nhịp tim nhanh.

Nếu bạn thường xuyên có nhịp tim cao trên 100 nhịp/phút thì đây là một tình trạng sức khỏe nguy hiểm và báo động. Lúc này, bạn cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị bệnh càng sớm càng tốt. Nếu không được điều trị kịp thời, nhịp tim nhanh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe như huyết khối, suy tim, đột, quỵ, ...

Nguyên nhân khiến nhịp tim nhanh

nguyen-nhan-nhip-tim-nhanh

Nhịp tim nhanh gây ra bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Thông thường, tình trạng bệnh lý này có liên quan đến tim hoặc các nguyên nhân chưa được xác định rõ. Các nguyên nhân không liên quan đến tim bao gồm:

  • Có các cảm xúc mạnh như lo âu, căng thẳng hoặc sợ hãi. Nhịp tim đập nhanh do hồi hộp và thường xảy ra trong các cơn hoảng loạn không kiểm soát.
  • Khi phải hoạt động thể chất với cường độ mạnh.
  • Sử dụng các chất kích thích như rượu, ma túy, caffeine, nicotine, ...
  • Mắc phải các tình trạng sức khỏe, trong đó phải kể đến các bệnh lý như tuyến giáp, huyết áp thấp, thiếu máu, đường huyết thấp, ...
  • Phụ nữ thay đổi nội tiết tố trong suốt chu kỳ kinh nguyệt, mang thai hoặc trong giai đoạn tiền mãn kinh. Đôi khi bạn bị đánh trống ngực trong thời gian mang thai có thể là biểu hiện của bệnh thiếu máu.
  • Sử dụng các loại thuốc như thuốc giảm cân, thuốc hen suyễn dạng hít, thuốc làm thông mũi hay một số loại thuốc để ngăn chặn loạn nhịp khác, ...
  • Sử dụng các loại thảo dược hay dinh dưỡng bổ sung, ...
  • Có nồng độ điện giải bất thường. Có nhiều trường hợp nhịp tim tăng nhanh bất thường sau bữa ăn sau khi ăn quá nhiều đường, chất béo hoặc tinh bột. Một phần khác, nhịp tim cũng tăng cao do ăn thực phẩm chứa nhiều bột ngọt (MSG), muối hoặc nitrat.

Bên cạnh tìm hiểu nhịp tim bao nhiêu là nguy hiểm, nếu bạn gặp phải những tình trang tim đập nhanh sau khi ăn thực phẩm nào đó thì bạn nên tránh nhé vì bên cạnh liên quan đến tim, nó cũng có thể là dấu hiệu để nhận biết cơ thể bạn đang nhạy cảm với một số loại đồ ăn.

Đồng thời, nhịp tim nhanh cũng có thể liên quan đến các bệnh lý về tim mạch và khả năng là dấu hiệu loạn nhịp tim (nhịp tim không đều). Các tình trạng tim gắn với đánh trống ngực bao gồm:
  • Bạn có tiền sử bị nhồi máu cơ tim.
  • Suy tim.
  • Mắc phải bệnh động mạch vành.
  • Có các vấn đề về cơ tim cũng như van tim.

Biện pháp lấy lại nhịp tim chuẩn

ngan-ngua-nhip-tim-nhanh

Trên đây, bạn đã nắm rõ nhịp tim bao nhiêu là nguy hiểm rồi đúng không? Đồng thời, để có thể lấy lại được nhịp tim bình thường, ngoài việc đến thăm khám để điều trị với các bác sĩ có chuyên môn thì bạn cần thực hiện các biện pháp sau:
  • Thay đổi hoặc cần thiết hãy thay đổi những thói quen xấu như hút thuốc lá, uống rượu bia hay sử dụng các chất kích thích, ...Điều này sẽ giúp bạn cải thiện rõ rệt tình trạng rối loạn nhịp tim.
  • Nên bổ sung các thực phẩm tốt cho sức khỏe tim mạch như rau xanh, các loại các (cá thu, cá hồi, ...), hạn chế sử dụng mỡ động vật cũng như các nguồn cholesterol như sữa, trứng, ...
  • Tăng cường vận động và thể dục thể thao.
  • Cân bằng công việc, ngủ đủ giấc, đồng thời giảm bớt căng thẳng trong cuộc sống.

Ngoài ra, nếu bệnh nhân được chỉ định điều trị thì cần tuân thủ đúng theo hướng dẫn của bác sĩ để quá trình điều trị được hiệu quả nhất.

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp chữa trị nhằm giúp bệnh nhân có thể lấy lại được nhịp tim chuẩn ban đầu. Tuy nhiên, nó sẽ cần tùy thuộc vào tình trạng bệnh khác nhau mà bác sĩ sẽ chỉ định các phương án thích hợp, đồng thời nó cũng cần theo nguyên tắc điều trị chung, cụ thể là:

  • Loại bỏ những tác nhân hay những thủ phạm gây ra rối loạn nhịp tim như thuốc lá hoặc các chất kích thích.
  • Điều trị tốt các bệnh lý nền như đái tháo đường, cường giáp, bệnh tim mạch, ...
  • Sử dụng các loại thuốc chống loạn nhịp tim theo phác đồ mới nhất.
  • Áp dụng những biện pháp làm giản nhịp tim như nghiệm pháp Valsalva hay gây cường phó giao cảm (bằng cách ấn và xoa xoang động mạch cảnh, ấn nhãn cầu).
  • Đối với các trường hợp rối loạn nhịp tim quan trọng hoặc không thể đáp ứng điều trị nội khoa, không thể đạt được mức nhịp tim chuẩn thì bác sĩ sẽ chỉ định các biện pháp can thiệp khác như sốc điện tim, đặt máy tạo nhịp, phẫu thuật tim, đốt điện sinh lý, ...
Vậy nhịp tim bao nhiêu là nguy hiểm? Nếu nhịp tim của bạn trên 100 nhịp/phút thì đáng báo động và cần chữa trị kịp thời. Hi vọng rằng những thông tin mà Buddilac mang đến trên đây sẽ giúp ích cho bạn.

     

Mục lục
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bình luận *
Tên *
Trang web *
Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.
Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.  

dang-ki-phan-phoi

khoa-hoc-dinh-duong

ĐĂNG KÝ nhận tin khuyến mãi
Đăng ký nhận tin khuyến mãi

Nhận thông tin mới hoặc các ưu đãi hấp dẫn

Nhập số điện thoại *

© 2022 Bản quyền Buddilac.com

Nội dung trên Website đã đăng ký bản quyền DMCA, Vui lòng dẫn nguồn nếu coppy. Thông tin được đăng tải trên Website đã được kiểm duyệt nghiêm ngặt bởi bác sĩ, dược sĩ, chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung trên trang Web.