Loãng xương là bệnh lý khá phổ biến hiện nay và gây nên nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm. Theo suy nghĩ của nhiều người, bệnh loãng xương chỉ gặp ở người già nhưng nhiều cuộc khảo sát thực tế và số liệu thống kê đã cho thấy rằng người trẻ mắc chứng loãng xương ngày càng cao.
Nhiều người nói rằng: Tôi thường xuyên bị nhức mỏi xương khớp, đến khi đi khám mới được bác sĩ chẩn đoán là bị loãng xương, tuy nhiên tôi không biết nguyên nhân gây ra bệnh loãng xương của tôi là gì vì tôi còn khá trẻ.
Có lẽ đây cũng là thắc mắc của nhiều người. Vậy trong bài viết này, chúng ta hãy cùng với các chuyên gia Buddilac tìm hiểu về những lý do gây ra bệnh loãng xương nhé!
Loãng xương hay còn có tên gọi khác là bệnh xốp xương hay giòn xương. Đây là hiện tượng mô xương mới được tạo ra không theo kịp với sự mất đi của các mô xương cũ. Do đó, xương liên tục bị mỏng dần và mật độ chất trong xương ngày càng thưa. Điều này dẫn đến xương dễ tổn thương và dễ gãy dù chỉ bị chấn thương nhẹ.
Bệnh loãng xương không phân biệt xương ở các bộ phận nào. Tuy nhiên, thường gặp nhất ở xương cột sống, xương cổ tay, xương đùi. Một số xương bị gãy có thể lành lại được nhưng riêng xương cột sống và xương đùi rất khó để lành lại, hầu hết đều cần phẫu thuật với chi phí rất tốn kém.
Một điểm đặc biệt của loại bệnh này là tiến triển thầm lặng và ít người phát hiện ra khi còn nhẹ. Thông thường, người bệnh chỉ phát hiện ra sau một thời gian dài, một vài trường hợp chỉ phát hiện khi đã có các dấu hiệu gãy xương.
Với người già, bệnh này sẽ trở nặng hơn vì mật độ xương không thể đảm bảo đủ mức cho phép xương chắc như người trưởng thành được.
Mặc dù loãng xương được xem là một loại bệnh “tiến triển âm thầm”, nhiều người sẽ không biết mình mắc bệnh chỉ khi bị gãy xương. Tuy nhiên, nếu quan sát kỹ, chúng ta vẫn có thể nhận biết qua một số dấu hiệu sau:
Bệnh loãng xương gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, cả về những tác động từ bên ngoài lẫn chế độ sinh hoạt của chúng ta. Dưới đây là 6 nguyên nhân chính gây ra căn bệnh này:
- Trong cơ thể, quá trình phát triển của hệ thống xương diễn ra liên tục bao gồm giai đoạn tạo xương và hủy xương.
- Khi còn trẻ, đặc biệt vào độ tuổi 20, quá trình tạo xương đang phát triển và khối lượng xương được tăng lên. Ở độ tuổi càng cao, khối lượng xương bắt đầu giảm sút gây nên hiện tượng loãng xương.
- Canxi và vitamin D là bộ đôi thúc đẩy sự phát triển xương không thể thiếu của cơ thể. Trong khi canxi giúp cải thiện hệ thống xương chắc khỏe thì vitamin D lại có vai trò hấp thu canxi.
- Nếu trong chế độ ăn hằng ngày không cân bằng đủ các nhóm chất, đặc biệt thiếu canxi và vitamin D sẽ khiến quá trình tạo xương gặp khó khăn.
- Với cuộc sống ngày càng hiện đại, con người ngày càng ít vận động trong sinh hoạt hàng ngày. Đây cũng chính là nguyên nhân gây ra bệnh loãng xương vì lượng canxi trong xương ngày càng mất đi.
- Bên cạnh đó, việc hạn chế vận động cũng khiến giảm sút sự dẻo dai của sức mạnh cơ bắp, từ đó cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của xương.
- Nội tiết tố giới tính cũng đóng một vai trò quan trọng đối với xương khớp. Đối với nữ giới, nồng độ estrogen suy giảm ở giai đoạn tiền mãn kinh khiến xương bị yếu đi.
- Trong khi đó, bệnh loãng xương thường gặp ở nam giới khi nồng độ testosterone thấp. Việc suy giảm testosterone do các nguyên nhân như tuổi tác hoặc áp dụng các phương pháp điều trị ung thư tuyến tiền liệt.
- Nếu bạn dùng thuốc trong một khoảng thời gian dài cũng sẽ gây nên bệnh loãng xương. Một số loại thuốc gây nên tác dụng phụ có thể kể đến là: thuốc lợi tiểu, corticoid, heparin, …
- Loãng xương cũng có thể gây ra bởi biến chứng của một số căn bệnh khác như: viêm khớp dạng thấp, tiểu cường, gan mãn tính, bệnh thận, …nên người mắc những căn bệnh này cần cẩn thận.
Trên đây là những nguyên nhân gây ra bệnh loãng xương và những dấu hiệu để nhận diện chúng. Tuy nhiên, tốt hơn hết là bạn nên đi khám bác sĩ nếu nghi ngờ mắc bệnh lý này để tìm ra được những biện pháp khắc phục hiệu quả nhất.
Nhận thông tin mới hoặc các ưu đãi hấp dẫn
© 2022 Bản quyền Buddilac.com
Nội dung trên Website đã đăng ký bản quyền DMCA, Vui lòng dẫn nguồn nếu coppy. Thông tin được đăng tải trên Website đã được kiểm duyệt nghiêm ngặt bởi bác sĩ, dược sĩ, chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung trên trang Web.
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *