Choleterol cao sẽ làm tăng nguy cơ mắc phải các bệnh về tim mạch như xơ vữa động mạch vành, rối loạn nhịp tim, suy tim, thậm chí là đột quỵ gây nguy hiểm cho sức khỏe và cả tính mạng.
Nắm được những nguyên nhân khiến Cholesterol cao sẽ giúp bạn có cách phòng tránh và bảo vệ sức khỏe của mình tốt hơn. Hãy cùng Buddilac tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Tùy thuộc vào độ tuổi và giới tính mà sẽ có một chỉ số Cholesterol khác nhau. Tổ chức Tim mạch đã phân ra như sau:
Nam giới > 20 tuổi:
Nữ giới > 20 tuổi:
Với trẻ em từ 2 - 19 tuổi, Viện khoa nhi Hoa Kỳ đã khuyến nghị về mức Cholesterol như sau:
Cholesterol toàn phần:
Cholesterol LDL:
Tuy nhiên, để có được sự chính xác nhất cần đi khám định kì để nhận được sự tư vấn của bác sĩ chuyên môn vì Choleterol của trẻ em còn dựa vào độ tuổi và chế độ ăn uống của từng trẻ.
Có rất nhiều nguyên nhân khiến chỉ số Cholesterol tăng cao. Tuy nhiên, đây là những nguyên nhân chính và hay gặp phải nhất:
Đây là tình trạng có tên gọi là tăng Cholesterol máu có tính gia đình (FH). Nó có nghĩa là nếu tiền sử gia đình bạn có nhiều người bị tăng Cholesterol thì bạn có khả năng mắc cao hơn người bình thường gấp 2 - 3 lần, ngay cả khi bạn sống lành mạnh.
Nguyên nhân là do trong tế bào người bệnh có gen di truyền bị đột biến, ảnh hưởng đến quá trình đào thải Cholesterol xấu ra khỏi huyết tương. Điều này làm tăng nồng độ Cholesterol, nếu không điều trị kịp thời sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh tim ngay lúc trẻ.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, tuổi càng lớn thì nồng độ Cholesterol trong máu có xu hướng tăng dần. Do sự dư thừa và tích tụ trong mô mỡ ngày càng tăng nên khoảng sau 20 tuổi, Cholesterol cũng bắt đầu tăng theo.
Đặc biệt, với phụ nữ có nguy cơ tăng Cholesterol cao hơn rất nhiều so với nam giới, nhất là trong thời kì tiền mãn kinh. Lúc này, Estrogen - một loại hormone tác động đến sinh lý, sức khỏe, sắc đẹp trong cơ thể giảm mạnh. Đồng thời, phụ nữ sau khi mãn kinh sẽ thường tăng 8 - 10kg nữa càng làm tăng nguy cơ Cholesterol cao.
Nguyên nhân lớn nhất khiến Cholesterol cao là chế độ ăn uống không lành mạnh cùng với lối sống sinh hoạt không khoa học. Việc sử dụng món ăn chứa quá nhiều chất béo bão hòa như đồ ăn nhanh, chế biến sẵn, mỡ động vật, nội tạng, bánh ngọt, ...cùng với cách chế biến nhiều dầu mỡ như chiên, rán, xào cũng khiến tăng cao nồng độ Cholesterol trong máu.
Rượu cũng là tác nhân gây nên việc tăng Cholesterol vì khi uống rượu quá nhiều, gan sẽ mất thêm thời gian để xử lý rượu, từ đó ảnh hưởng đến Cholesterol.
Bên cạnh đó, nếu bạn làm việc ngồi nhiều quá, nằm nhiều hay lười vận động cũng là nguyên nhân khiến Cholesterol trong máu tăng cao. Để hạn chế điều này, bạn nên tập thể dục ít nhất 30 phút/ngày và tuần ít nhất 5 ngày.
Đồng thời, việc thường xuyên căng thẳng, stress sẽ ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa của cơ thể, từ đó gây ra tăng Cholesterol trong máu. Theo nghiên cứu, tâm lý của con người sẽ bị một vòng lặp và sẽ dùng nhiều đồ ăn không tốt cho sức khỏe, đồ dầu mỡ hay đồ ngọt để giảm bớt căng thẳng, điều này càng làm lượng Cholesterol tăng lên.
Người thường xuyên lạm dụng các loại thuốc như thuốc kháng viêm, thuốc an thần, thuốc tránh thai, thuốc Corticosteroid, ...khiến quá trình chuyển hóa mỡ của gan bị ảnh hưởng. Đây là nguyên nhân khiến Cholesterol cao.
Có nhiều bệnh nhân mắc phải một vài bệnh lý khiến Cholesterol tăng cao, ví dụ như:
Nếu không đi khám sức khỏe định kỳ, các tình trạng bệnh Cholesterol cao trong máu sẽ rất khó phát hiện và gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm cho tim mạch.
Qua bài viết này, bạn đã nắm rõ những nguyên nhân khiến Cholesterol cao rồi đúng không? Để bảo vệ tốt sức khỏe, bạn hãy duy trì lối sống và sinh hoạt khoa học, cũng đừng quên kiểm tra sức khỏe định kỳ để có những điều chỉnh lối sống cũng như phác đồ hợp lý nhé!
Nhận thông tin mới hoặc các ưu đãi hấp dẫn
© 2022 Bản quyền Buddilac.com
Nội dung trên Website đã đăng ký bản quyền DMCA, Vui lòng dẫn nguồn nếu coppy. Thông tin được đăng tải trên Website đã được kiểm duyệt nghiêm ngặt bởi bác sĩ, dược sĩ, chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung trên trang Web.
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *