Hướng dẫn cách phòng bệnh cúm A để đảm bảo sức khỏe

Posted on 17/02/2023

Đối với nhiều người, cúm A là một căn bệnh khá nhẹ và có thể tự phục hồi sau 3 - 7 ngày vì nó có những triệu chứng không khác cúm thường là bao nhiêu. Tuy nhiên, đối với một vài đối tượng nhạy cảm khác như trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, người già, ...nếu không có những biện pháp can thiệp hợp lý sẽ gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là đe dọa đến tính mạng.

Vậy để hạn chế căn bệnh này bạn cần phải làm gì? Học cách phòng bệnh cúm A để đảm bảo sức khỏe mà chúng tôi mang đến dưới đây nhé!

cum-a-lay-lan-nhu-the-nao

Cúm A lây lan như thế nào?

Cúm A (hay còn có tên gọi khác là cúm mùa), là một loại bệnh có khả năng lây nhiễm cao, nguy cơ hình thành đại dịch lớn và có nhiều biến chứng nguy hiểm cho người mắc.

Khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện, cúm A có khả năng cao sẽ lây từ người sang người thông qua các giọt dịch tiết trong không khí. Bên cạnh đó, cúm A có thể lây lan khi bạn chạm tay vào vật dụng hay các bề mặt có nhiễm virus, sau đó đưa tay chạm vào mắt, mũi, miệng. Khoảng cách lây nhiễm có thể lên tới gần 2m.

Đồng thời, bệnh cũng có thể lây từ người này sang người khác trong thời gian ủ bệnh (nghĩa là trước khi người bệnh xuất hiện các triệu chứng). Virus cúm A này có thể lây nhiễm từ 1 ngày trước khi phát hiện bệnh cho tới 1 tuần sau đó. Tuy nhiên, đối với trẻ em, người lớn tuổi hoặc những người có sức khỏe kém thì thời gian lây nhiễm có thể kéo dài hơn.

benh-cum-a-la-gi

Các nhóm đối tượng dễ mắc bệnh cúm A cần phòng ngừa?

Cúm A không chừa ra một ai, nó có thể xuất hiện trên bất kì độ tuổi hay giới tính nào nên mọi người đều phải cẩn thận và có những biện pháp phòng ngừa. Trong đó, có một vài đối tượng cần được chú ý nhiều hơn vì khả năng lây nhiễm sẽ cao cũng như dễ bị ảnh hưởng đến sức khỏe sau này nếu nhiễm cúm.

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi

Trẻ con, đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi là đối tượng có nguy cơ cao gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm khi mắc phải cúm như mất nước, viêm phổi, nhiễm trùng tai, ...thậm chí là tử vong nếu không điều trị kịp thời.

Người lớn trên 65 tuổi

Đây là độ tuổi mà các hệ miễn dịch đã bắt đầu suy yếu, do đó sẽ mắc phải các biến chứng liên quan đến cúm. Theo số liệu của một nghiên cứu gần đây, với hầu hết các đợt cúm trong năm, số ca tử vong đa số là người lớn tuổi và chiếm hơn 50% số ca nhập viện vì bệnh cúm.

Phụ nữ mang thai

Nếu phụ nữ mang thai bị cúm sẽ gây ra nhiều hệ lụy như viêm phổi, thậm chí là xảy thai. Đặc biệt, phụ nữ sau sinh 2 tuần cũng cần lưu ý về điều này để tránh tình trạng bệnh sẽ nặng hơn.

Người suy giảm hệ miễn dịch

Với những nhóm người có hệ thống miễn dịch suy yếu như người bị mắc HIV/AIDS, người bị ung thư hay đã từng mắc ung thư đều cần cẩn trọng vì khi mắc bệnh cúm sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và đe dọa đến tính mạng.

Người mắc phải các bệnh mạn tính

Các bệnh mạn tính phải kể đến như bệnh liên quan đến tim mạch (xơ vữa động mạch, suy tim, rối loạn nhịp tim, ...); tiểu đường; hen suyễn, ... Khi mắc phải cúm A khiến những bệnh này trở nên nặng hơn.

Người béo phì

Theo nghiên cứu, những người có chỉ số cơ thể (BMI) từ 40 trở lên có tỷ lệ biến chứng nặng vì cúm cao hơn những người có cân nặng ổn định (BMI từ 18.5 đến 25).

phong-benh-cum-a

Hướng dẫn cách phòng bệnh cúm A cho những người có nguy cơ mắc cao

Cúm A tuy khá nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời nhưng bạn vẫn có thể phòng ngừa chúng qua các cách sau đây:

Tiêm vaccine

Đây là cách để phòng bệnh cúm A tốt nhất hiện nay và được nhiều người lựa chọn. Vaccine cúm có khả năng vừa làm giảm các nguy cơ mắc bệnh vừa giúp cơ thể ít gặp phải những biến chứng khi bị cúm.

Trẻ 6 tháng tuổi trở lên có thể tiêm chủng phòng ngừa cúm. Với những trẻ dưới 6 tuổi chưa được tiêm vaccine thì cách để bảo vệ bé tốt nhất là những người xung quanh bé cần tiêm để tạo được "lá chắn" an toàn.

Đối tượng thứ 2 là phụ nữ mang thai. Việc tiêm phòng cúm A không chỉ giúp bảo vệ mẹ mà còn bảo vệ em bé khỏi nguy cơ mắc cúm sau khi chào đời một vài tháng.

Những đối tượng này có thể tiêm vaccine phòng ngừa cúm A bất cứ thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên, thời điểm tốt nhất là mùa thu và mùa đông vì đây là thời điểm mà cúm hoạt động mạnh. Bên cạnh đó, bạn cũng cần chú ý giữ gìn sức khỏe sau khi tiêm vì phải mất ít nhất 2 tuần để vaccine bắt đầu có hiệu lực phòng ngừa cúm A.

Để phòng bệnh cúm A hiệu quả, bạn nên tiêm hàng năm vì chủng virus cúm A thường xuyên thay đổi về mặt kháng nguyên cũng như di truyền nên các loại vaccine hàng năm cũng thay đổi để hợp hơn.

Cách cách phòng bệnh cúm A khác

Ngoài việc tiêm vaccine phòng ngừa hàng năm, những đối tượng dễ mắc còn có thể phòng ngừa bệnh cúm A bằng các cách sau:

  • Rửa tay sạch bằng xà phòng thường xuyên.
  • Hạn chế đưa tay trực tiếp lên mặt.
  • Khi hắt hơi hoặc ho thì nên che miệng.
  • Không tiếp xúc gần với những người đang có bệnh về hô hấp.
  • Không tới những nơi đông người khi bị ốm.
  • Có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt khoa học, điều độ.
  • Thường xuyên vệ sinh, khử trùng, giữ sạch sẽ những bề mặt thường xuyên tiếp xúc.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ có chuyên môn về việc bổ sung vitamin tổng hợp để tăng cường sức đề kháng và cải thiện miễn dịch cho cơ thể.

Những biện pháp mà Buddilac mang đến trên đây không chỉ có tác dụng phòng bệnh cúm A mà còn phòng ngừa được nhiều bệnh khác nữa. Bạn hãy áp dụng để bảo vệ sức khỏe tốt nhất nhé!

Mục lục
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bình luận *
Tên *
Trang web *
Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.
Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.  

dang-ki-phan-phoi

khoa-hoc-dinh-duong

ĐĂNG KÝ nhận tin khuyến mãi
Đăng ký nhận tin khuyến mãi

Nhận thông tin mới hoặc các ưu đãi hấp dẫn

Nhập số điện thoại *

© 2022 Bản quyền Buddilac.com

Nội dung trên Website đã đăng ký bản quyền DMCA, Vui lòng dẫn nguồn nếu coppy. Thông tin được đăng tải trên Website đã được kiểm duyệt nghiêm ngặt bởi bác sĩ, dược sĩ, chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung trên trang Web.