Những nguyên nhân làm tăng đường huyết bạn cần tránh

Posted on 28/03/2023

Đường huyết ổn định là yếu tố quan trọng giúp duy trì sức khỏe tốt, đặc biệt là đối với những người mắc bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, nhiều người vẫn gặp phải tình trạng tăng đường huyết mà không hiểu rõ nguyên nhân.

Do đó bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu về các nguyên nhân gây ra tăng đường huyết, từ chế độ ăn uống, lối sống cho đến các yếu tố khác, giúp bạn kiểm soát và ngăn ngừa tình trạng này một cách hiệu quả hơn.

Những nguyên nhân khiến đường huyết tăng cao

nhung nguyen nhan khien duong huyet tang cao

Tăng đường huyết là một tình trạng khi lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường, thường gặp ở người bị tiểu đường. Việc hiểu rõ các nguyên nhân tăng đường huyết giúp bạn kiểm soát tình trạng này một cách hiệu quả hơn. Có các nguyên nhân phổ biến như:

Chế độ ăn uống không phù hợp

  • Một trong những nguyên nhân chính gây ra tăng đường huyết là chế độ ăn uống không phù hợp. Ăn quá nhiều carbohydrate, đặc biệt là carbohydrate đơn giản, dễ dàng được chuyển hóa thành đường trong cơ thể, gây tăng đường huyết.
  • Do đó bạn hãy lưu ý kiểm soát lượng carbohydrate và chọn những nguồn carbohydrate phức hợp để giảm nguy cơ này.

Thiếu vận động

  • Vận động giúp cải thiện độ nhạy của insulin, giúp cơ thể sử dụng đường trong máu hiệu quả hơn. Do đó, việc thiếu vận động sẽ làm giảm khả năng sử dụng đường của cơ thể, dẫn đến tăng đường huyết.

Béo phì và thừa cân

  • Đây là nguyên nhân tăng đường huyết mà nhiều người gặp phải. Mỡ thừa trong cơ thể gây ra sự kháng insulin, khiến cho cơ thể không thể sử dụng insulin hiệu quả để giảm đường huyết.
  • Do đó, việc giảm cân và duy trì cân nặng lý tưởng sẽ giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn.

Rối loạn nội tiết

  • Các rối loạn nội tiết như tăng cortisol, tăng hormone tuyến giáp cũng có thể gây ra tăng đường huyết.
  • Các hormone này ảnh hưởng đến cách cơ thể chuyển hóa và sử dụng đường trong máu, dẫn đến sự tăng đường huyết. Nếu bạn nghi ngờ mình bị rối loạn nội tiết, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có hướng điều trị phù hợp.

Thuốc và chất kích thích

  • Một số loại thuốc như corticosteroid, thiazide, và beta-blocker, ...có thể là nguyên nhân tăng đường huyết. Ngoài ra, việc sử dụng chất kích thích như cà phê, rượu, thuốc lá cũng ảnh hưởng đến đường huyết.
  • Để hạn chế điều này, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng các loại thuốc này hoặc hạn chế chất kích thích để giảm nguy cơ tăng đường huyết.

Stress

  • Stress cũng là một nguyên nhân gây tăng đường huyết. Khi cơ thể căng thẳng, nó sản xuất thêm hormone cortisol và adrenaline, làm lượng đường trong máu tăng cao.
  • Việc học cách giảm stress thông qua các phương pháp như thiền, yoga, hoặc tập thể dục có thể giúp bạn kiểm soát đường huyết tốt hơn.

Thiếu ngủ

  • Cơ thể không ngủ đủ giấc không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe tổng quát mà còn gây ra tăng đường huyết. Khi thiếu ngủ, cơ thể sản xuất nhiều hormone gây căng thẳng hơn và giảm khả năng sử dụng insulin.

Thực phẩm làm tăng đường huyết

thuc pham lam tang duong huyet

Bên cạnh những nguyên nhân khiến lượng đường trong máu tăng mà chúng tôi đã phân tích ở trên thì việc sử dụng những thực phẩm không hợp lý cũng là yếu tố quan trọng gây nên tình trạng này, cụ thể là:

Đồ ăn chứa carbohydrate đơn giản

Đây là thực phẩm làm tăng đường huyết đầu tiên mà bạn cần chú ý. Carbohydrate đơn giản được chuyển hóa nhanh chóng trong cơ thể, gây tăng đường huyết. Ví dụ về các thực phẩm chứa carbohydrate đơn giản bao gồm:

  • Đường trắng, mật ong, siro ngô
  • Bánh kẹo, bánh ngọt, sô cô la
  • Nước ngọt, nước trái cây có đường
  • Bánh mì trắng, gạo trắng, mì tôm.

Đồ ăn chứa chất béo trans

Chất béo trans không chỉ có hại cho tim mạch mà còn gây kháng insulin, dẫn đến tăng đường huyết. Các thực phẩm có chứa chất béo trans bao gồm:

  • Thực phẩm chiên, đồ ăn nhanh
  • Bánh quy, bánh ngọt công nghiệp
  • Một số loại bơ thực vật.

Thức uống có cồn

Rượu là thực phẩm làm tăng đường huyết, đặc biệt là khi uống nhiều. Do đó bạn hãy hạn chế hoặc tránh rượu để giảm nguy cơ tăng đường huyết.

Thực phẩm chứa nhiều fructose

Fructose là một loại đường tự nhiên được tìm thấy trong trái cây, nhưng khi dùng quá nhiều, nó cũng có thể gây tăng đường huyết.

  • Nước trái cây có đường
  • Siro ngô có fructose cao
  • Một số loại trái cây chứa nhiều đường như nho, chuối, vải thiều, ...

Các sản phẩm chế biến sâu

Các sản phẩm chế biến sâu thường chứa nhiều đường, muối và chất bảo quản được xếp vào thực phẩm làm tăng đường huyết cbạn cần tránh.

  • Thịt xông khói, thịt hộp
  • Đồ hộp, đồ đóng hộp
  • Sốt, gia vị đóng chai.

Các phương pháp giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả

cac phuong phap giup kiem soat duong huyet hieu qua

Để ổn định lượng đường huyết, bạn có thể áp dụng các phương pháp sau:

Chú ý đến chế độ ăn uống

  • Hãy chọn carbohydrate phức hợp thay vì carbohydrate đơn giản. Chính vì thế mà ưu tiên các loại ngũ cốc nguyên hạt, khoai lang, và bánh mì gạo lứt.
  • Tăng lượng chất xơ trong khẩu phần ăn bằng cách ăn nhiều rau xanh, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt.
  • Hạn chế chất béo bão hòa và chất béo trans, thay vào đó chọn chất béo không bão hòa từ các nguồn như hạt, quả óc chó, dầu ô liu, dầu hạt, cá béo.
  • Giảm lượng đường và các thức uống có đường trong chế độ ăn hằng ngày.

Tập thể dục đều đặn

  • Tập thể dục có khả năng giúp cải thiện khả năng sử dụng insulin của cơ thể và giảm đường huyết.
  • Hãy lựa chọn các hoạt động thể chất mà bạn thích như đi bộ, chạy bộ, bơi lội, đạp xe hoặc tập yoga.
  • Nếu được hãy nhắm đến ít nhất 30 phút tập thể dục mỗi ngày, 5 ngày mỗi tuần.

Kiểm soát cân nặng

  • Giữ cân nặng ổn định giúp cải thiện khả năng sử dụng insulin và giảm đường huyết.
  • Nếu bạn cần giảm cân, hãy thực hiện một chế độ ăn kiểm soát lượng calo và kết hợp với tập thể dục đều đặn.

Giảm stress

  • Stress có thể làm tăng đường huyết, do đó hãy tìm cách giảm stress thông qua các phương pháp như thiền, yoga, hoặc tập thể dục.
  • Ngoài ra, dành thời gian cho sở thích và hoạt động giải trí cũng là cách giúp giảm căng thẳng.

Duy trì giấc ngủ chất lượng

  • Thiếu ngủ có thể gây tăng đường huyết. Hãy chú ý duy trì giấc ngủ chất lượng và đủ giờ (khoảng 7 - 8 giờ mỗi đêm) để giúp kiểm soát đường huyết.

Theo dõi đường huyết định kỳ

  • Theo dõi đường huyết định kỳ giúp bạn nắm bắt được tình trạng đường huyết của mình, từ đó điều chỉnh chế độ ăn uống, lối sống và điều trị (nếu có) phù hợp.

Tuân thủ điều trị

  • Nếu bạn đã được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường, hãy tuân thủ đúng các chỉ dẫn điều trị của bác sĩ, bao gồm việc sử dụng thuốc hoặc insulin theo đúng liều lượng và thời gian quy định.
  • Đừng ngại trao đổi với bác sĩ nếu bạn gặp khó khăn trong việc kiểm soát đường huyết, để có thể điều chỉnh phương pháp điều trị phù hợp bạn nhé.

Trên đây là những nguyên nhân tăng đường huyết và những thực phẩm làm tăng đường huyết mà bạn cần tránh. Việc áp dụng những phương pháp trên sẽ giúp bạn ổn định lượng đường huyết, phòng ngừa và giảm nguy cơ các biến chứng liên quan đến tiểu đường.

Mục lục
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bình luận *
Tên *
Trang web *
Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.
Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.  

dang-ki-phan-phoi

khoa-hoc-dinh-duong

ĐĂNG KÝ nhận tin khuyến mãi
Đăng ký nhận tin khuyến mãi

Nhận thông tin mới hoặc các ưu đãi hấp dẫn

Nhập số điện thoại *

© 2022 Bản quyền Buddilac.com

Nội dung trên Website đã đăng ký bản quyền DMCA, Vui lòng dẫn nguồn nếu coppy. Thông tin được đăng tải trên Website đã được kiểm duyệt nghiêm ngặt bởi bác sĩ, dược sĩ, chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung trên trang Web.