Giải đáp những nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ bị thiếu canxi

Posted on 16/02/2023

Thiếu canxi gây nên những hậu quả nghiêm trọng đến sự phát triển của trẻ nhỏ như chậm phát triển chiều cao khiến bé thấp lùn hơn bạn bè cùng trang lứa; dễ gãy xương hay mất ngủ, chậm chạp, kết quả học tập sa sút, ...

Vậy trẻ bị thiếu canxi nguyên nhân do đâu và làm thế nào để biết được bé đang bị loãng xương để có những biện pháp can thiệp kịp thời? Mẹ hãy cùng theo dõi bài viết mà Buddilac mang đến dưới đây nhé!

bieu-hien-tre-thieu-canxi

Những biểu hiện trẻ bị thiếu canxi

Thông thường, việc thiếu canxi có những biểu hiện không rõ ràng, do đó các bậc phụ huynh thường không để ý. Đến khi bé mắc phải tình trạng nặng hơn thì mẹ mới phát hiện ra. Một số triệu chứng thiếu canxi ở trẻ mà mẹ có thể quan sát được, bao gồm:

  • Trẻ chậm biết đi và có các dấu hiệu biến dạng xương.
  • Móng tay, móng chân yếu, dễ gãy.
  • Hay bị chuột rút.
  • Đau nhức cẳng tay, cẳng chân và đau nhiều hơn khi về đêm.
  • Chậm mọc răng, răng yếu và dễ sâu răng.
  • Dễ bị rụng tóc, nhất là phần tóc sau gáy và tóc vùng khăn.
  • Hay đổ mồ hôi vào ban đêm, ngay cả khi trời không quá nóng.
  • Bên cạnh đó, trẻ không có cảm giác ngon miệng, dễ bị biếng ăn, lười ăn.

Bên cạnh những dấu hiệu này, trẻ bị thiếu canxi sẽ ít vận động, phản ứng chậm với gọi hỏi, thậm chí là nôn mửa và co giật.

Tuy nhiên, trên đây cũng chỉ là những dấu hiệu mang tính chất gợi ý và báo hiệu. Để biết trẻ có đang bị thiếu canxi hay không, bạn cần đưa trẻ khi khám và xét nghiệm mới có chẩn đoán chính xác được.

tre-bi-thieu-canxi

Nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu canxi ở trẻ

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ bị thiếu canxi và dưới đây là 4 nguyên nhân chính mẹ cần nắm:

Chế độ dinh dưỡng không hợp lý

  • Đây là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tình trạng thiếu canxi ở trẻ nhỏ. Với trẻ dưới 6 tháng tuổi, bé sẽ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ và đây là nguồn cung cấp canxi tốt nhất theo nhu cầu của trẻ. Tuy nhiên, với trường hợp mẹ bị thiếu sữa, trẻ sẽ không nhận đủ lượng canxi mà cơ thể cần.
  • Thứ hai, nếu bạn sử dụng sữa công thức nhưng pha không đúng tỷ lệ hoặc quá loãng cũng là nguyên nhân khiến bé không nhận đủ lượng canxi cần thiết.
  • Khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm, việc mẹ không bổ sung đủ các loại thực phẩm giàu canxi trong khẩu phần ăn của con hoặc bé lười ăn, từ chối ăn các cũng sẽ khiến cơ thể thiếu canxi.

Trẻ bị thiếu vitamin D

Vitamin D và canxi là bộ đôi không thể tách rời nhau. Canxi có tác dụng thúc đẩy hệ xương khớp phát triển, giúp trẻ cao lớn hơn thì vitamin D lại có vai trò giúp cơ thể hấp thu tốt canxi. Nếu trẻ bị thiếu vitamin D, dù mẹ có bổ sung nhiều canxi đến đâu thì cơ thể trẻ vẫn không thể tiếp nhận vi chất này được. Dưới đây là những đối tượng trẻ có nguy cơ thiếu hụt canxi cao:

  • Trẻ lười ăn các thực phẩm giàu canxi như: sữa, đậu phụ, trứng gà, ngũ cốc, thịt lợn, cá hồi, sữa chua, ...
  • Bé không được uống bổ sung vitamin D hàng ngày.
  • Trẻ ít ra ngoài và hoạt động ngoài trời vì sẽ không nhận được vitamin D từ ánh nắng mặt trời.

Trẻ mắc bệnh hoặc đang phải điều trị các bệnh lý mạn tính

  • Trẻ mắc phải các bệnh lý cũng là nguyên nhân gây ảnh hưởng đến sự hấp thu và đào thải canxi ở trẻ. Các bệnh thường gặp như suy thận, hội chứng thận hư, viêm tụy, hội chứng ruột ngắn, Crohn, ...khiến nồng độ hormone PTH tăng lên gây sụt giảm nồng độ canxi máu.
  • Bên cạnh đó, sử dụng hóa chất điều trị ung thư và các loại thuốc kéo dài như: phenytoin, corticosteroid, phenobarbital hay rifampin cũng khiến trẻ bị thiếu canxi.

Mẹ mắc đái tháo đường

  • Đây cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị thiếu canxi và thường gặp ở trẻ sơ sinh. Hiện tượng này thường xảy ra khá sớm, thường là khoảng 1 - 2 ngày đầu sau khi sinh.
  • Tuy nhiên, ở một số trường hợp khác lại diễn ra muộn hơn, từ 3 ngày tuổi trở đi.

Thiếu canxi không chỉ hạn chế sự phát triển của trẻ ở hiện tại mà còn gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng trong tương lai. Vừa khiến trẻ thấp bé mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển trí não cũng như tinh thần của trẻ.

Biết được những nguyên nhân khiến trẻ bị thiếu canxi trên đây, mẹ hãy giúp bé cân bằng nguồn dinh dưỡng cũng như vận động hợp lý để cải thiện tình trạng này nhé!  

Mục lục
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bình luận *
Tên *
Trang web *
Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.
Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.  

dang-ki-phan-phoi

khoa-hoc-dinh-duong

ĐĂNG KÝ nhận tin khuyến mãi
Đăng ký nhận tin khuyến mãi

Nhận thông tin mới hoặc các ưu đãi hấp dẫn

Nhập số điện thoại *

© 2022 Bản quyền Buddilac.com

Nội dung trên Website đã đăng ký bản quyền DMCA, Vui lòng dẫn nguồn nếu coppy. Thông tin được đăng tải trên Website đã được kiểm duyệt nghiêm ngặt bởi bác sĩ, dược sĩ, chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung trên trang Web.