Theo thống kê, tỷ lệ trẻ thấp còi ở Việt Nam hiện nay chiếm đến 24,3%. Thấp còi ở trẻ không chỉ phản ánh tình trạng suy dinh dưỡng mãn tính kéo dài mà còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh và tử vong cao hơn những đứa bé bình thường.
Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng quyết định cân nặng và sự phát triển của bé. Vậy trẻ thấp còi nên bổ sung gì để cải thiện sức khỏe tốt nhất? Câu trả lời nằm trong bài viết mà Buddilac đã mang đến dưới đây!
Nguyên nhân khiến bé thấp còi, nhẹ cân
Có khá nhiều lý do gây nên tình trạng này, cả chủ quan và khách quan. Dưới đây là 4 nguyên nhân chính:
- Trẻ có chế độ dinh dưỡng không khoa học, hợp lý và không đầy đủ các dưỡng chất cần thiết .
- Không được đảm bảo vệ sinh thân thể cũng như môi trường sống.
- Bé mắc phải các bệnh nhiễm khuẩn khiến cơ thể tiêu tốn nhiều năng lượng và dinh dưỡng hơn để chống lại bệnh tật; điều này sẽ khiến cân nặng của bé giảm sút và chậm lớn.
- Một số nguyên nhân khác có thể kể đến như: bé sinh non, sinh đôi, mẹ bị thấp còi, điều kiện y tế thiếu thốn hay kinh tế gia đình gặp nhiều khó khăn, ...
Hậu quả của việc thấp còi ở trẻ
Khi trẻ bị thấp còi sẽ gây nên nhiều ảnh hưởng nặng nề, không chỉ khi còn bé mà nó còn kéo dài đến sự phát triển lúc trưởng thành, cụ thể là:
- Đây là yếu tố làm tăng nguy cơ tử vong ở trẻ sơ sinh.
- Sức khỏe từ lúc nhỏ và đến khi trưởng thành bị suy giảm, dễ mắc bệnh và giảm khả năng đề kháng cao hơn so với những đứa trẻ bình thường.
- Học tập và khả năng lao động cũng giảm sút.
- Tăng nguy cơ mắc phải các bệnh không lây nhiễm như đái tháo đường hay ung thư, ...
Các nguyên tắc dinh dưỡng cho bé bị thấp còi
Trước khi tìm hiểu trẻ thấp còi nên bổ sung gì để cải thiện tốt về cân nặng, chiều cao cũng như sức khỏe tổng thể thì mẹ cần hiểu các nguyên tắc dinh dưỡng dành cho con, cụ thể là:
- Trong thành phần dinh dưỡng mỗi bữa ăn của bé cần đảm bảo đầy đủ dưỡng chất, số lượng và cân bằng. Bên cạnh đó, để giúp bé tăng cân an toàn thì mẹ cần tăng lượng protein cho bé, bổ sung thêm các chất béo lành mạnh cùng nhiều vi chất khác.
- Không nên ép con ăn quá nhiều trong cùng một bữa mà nên chia nhỏ thành 5 - 6 bữa mỗi ngày để trẻ dễ tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng hơn.
- Đối với trẻ sơ sinh, mẹ nên cho bé bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu tiên vì đây là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho bé. Tuy nhiên, để đảm bảo được điều này thì mẹ cũng cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng của bản thân nữa.
- Khi trẻ bước vào giai đoạn ăn dặm, mẹ nên cho bé ăn theo nguyên tắc từ loãng đến đặc, ít đến nhiều để hệ tiêu hóa của con có thể thích nghi dần.
- Bên cạnh đó, mẹ cũng nên tham khảo các cách để chế biến món ăn đa dạng, hợp khẩu vị của con, từ đó giúp bé ăn ngon và quá trình hấp thu dưỡng chất cũng tốt hơn.
Trẻ thấp còi nên bổ sung gì?
Với trẻ thấp còi, mẹ cần thực hiện chế độ dinh dưỡng theo từng độ tuổi, cụ thể như sau:
Trong giai đoạn trẻ dưới 2 tuổi
- Với trẻ từ 6 tháng tuổi, ngoài việc kết hợp sữa mẹ cùng các sữa công thức giúp trẻ tăng cân thì bạn cần cho bé ăn dặm, có thể thêm 1 bữa bột loãng.
- Với trẻ từ 7 - 9 tháng tuổi, ăn 2 - 3 bữa bột đặc mỗi ngày.
- Với bé từ 10 - 12 tháng ăn thêm 3 - 4 bữa bột đặc/ngày.
- Đối với trẻ từ 1 - 2 tuổi thì cần ăn đến 4 bữa/ngày cùng với việc bú mẹ và sữa ngoài.
Khi xây dựng khẩu phần ăn cho bé, ngoài việc sử dụng ngũ cốc để nấu bột hay cháo thì cần thêm các loại thực phẩm như thịt, cá, trứng, rau củ và các loại dầu dành riêng cho bé. Trẻ 6 tháng tuổi mới bắt đầu ăn dặm nên mẹ cũng cho bé ăn bột loãng với trứng rồi tăng dần lượng dinh dưỡng.
Bên cạnh đó, mẹ cũng cần thường xuyên thay đổi cách chế biến để phù hợp với trẻ.
Trong giai đoạn tiền dậy thì và dậy thì
Đây được mệnh danh là "giai đoạn vàng" trong sự phát triển chiều cao nên mẹ cần tập trung cung cấp đủ hàm lượng các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể vì sau giai đoạn này rất khó để bé phát triển thêm chiều cao. Lúc này, trẻ cần được cung cấp các chế độ ăn đầy đủ như sau:
- Năng lượng: Bé cần ăn đủ 3 bữa/ngày, đủ no và đủ dinh dưỡng để cơ thể hoạt động và phát triển.
- Protein: Đây là thành phần góp phần tạo nên tế bào, hệ thống miễn dịch, hormone và cung cấp năng lượng cho bé. Nhu cầu hàng ngày của bé nam từ 50 - 70gr và nữ từ 50 - 60gr.
Những nguồn cung cấp dưỡng chất chính
- Chất béo: Đây là chất không chỉ cung cấp nguồn năng lượng cao mà còn giúp hòa tan và hấp thu các loại vitamin tan trong dầu như vitamin A, D, E, K, ...Với nam, nhu cầu về lipid từ 60 - 78gr/ngày và 55 - 66gr/ngày đối với nữ. Chất béo có nhiều trong các loại dầu thực vật (dầu olive, dầu hạt cải, dầu hướng dương, ...) và mỡ động vật.
- Canxi: Để hỏi trẻ thấp còi nên bổ sung gì thì canxi là chất giúp tăng chiều cao không thể thiếu. Các nguồn cung cấp canxi chính phải kể đến là sữa, hải sản, cá, sản phẩm từ đậu tương hay rau có lá màu xanh thẫm, ...
- Sắt: Với trẻ vị thành niên, nhu cầu sắt mỗi ngày là 11 - 17mg đối với bé trai và 11 - 29mg đối với bé gái. Các thực phẩm giàu sắt phải kể đến là thịt bò, trứng gà, gan gà, tim lợn, ...
- Vitamin D: Dưỡng chất này được xem là chất xúc tác để bé phát triển chiều cao tốt hơn. Có khá ít loại thực phẩm giàu vitamin D trong tự nhiên, nhiều nhất là ở trong gan cá béo và gan của các loại động vật có vú. Ngoài ra, để cung cấp viamin D thì bạn có thể tăng cường vận động và tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
- Vitamin A: Đây là chất có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, giảm tỷ lệ nhiễm trùng và góp phần cho sự tăng trưởng của bé. Vitamin A có nhiều trong các thực phẩm như trứng, sữa, gấc hay các loại củ quả có màu vàng đỏ, ...
- Vitamin C: Chất tiếp theo mà trẻ thấp còi nên bổ sung là vitamin C vì nó đóng vai trò trong việc hấp thu và sử dụng canxi, sắt và acid folic. Bên cạnh đó, loại vitamin này còn giúp chống dị ứng, tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ thành mạch và kích thích tạo dịch mật cho cơ thể. Những thực phẩm giàu vitamin C bao gồm các loại rau xanh hay quả chín. Ở tuổi vị thành niên, nhu cầu vitamin mỗi ngày là 95mg.
- Kẽm: Khoáng chất này rất cần thiết cho việc tăng trưởng cả cân nặng và chiều cao của trẻ. Do đó, khi thiếu kẽm thì sự chuyển hóa của các tế bào vị giác cũng bị ảnh hưởng, gây nên tình trạng rối loạn vị giác và biếng ăn ở trẻ. Thực phẩm chứa nhiều kẽm gồm lươn, tôm, hàu, thịt bò, gan lợn, các loại hạt có dầu (hạt đậu nành, hạt điều, đậu phộng, hạt hạnh nhân, ...).
Tình trạng thấp còi có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của bé trong tương lai nên mỗi giai đoạn thì mẹ cần cung cấp đầy đủ nguồn dưỡng chất theo nhu cầu.
Hi vọng qua bài viết này, mẹ đã biết được trẻ thấp còi cần bổ sung gì để chăm con hiệu quả hơn. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi qua các thông tin dưới đây, các chuyên gia Buddilac sẽ tư vấn tận tình nhất!
Tên doanh nghiệp: Công ty Cổ phần BUDDILAC GLOBAL
Địa chỉ: LK12 - No12, ngõ 107 Nguyễn Viết Xuân, P. Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội.
Mã số thuế: 0109144546 – Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.Hà Nội cấp ngày 27/03/2020.
Hotline: 024.2263.2222
Email: Buddilacvietnam@gmail.com.
Website: Buddilac.com.
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *