Loãng xương là hiện tượng xương liên tục mỏng và xốp dần vì mật độ chất trong xương ngày càng thưa. Điều này khiến xương vô cùng giòn và yếu, chỉ cần một tác động hay va chạm nhẹ cũng khiến gãy xương.
Một điều đáng nói là đối tượng phụ nữ lại có nguy cơ loãng xương cao hơn rất nhiều lần so với nam giới. Vì sao lại xảy đến điều này và làm thế nào để nhận biết các triệu chứng loãng xương ở phụ nữ? Bạn tìm hiểu ngay bên dưới nhé!
Tại sao nguy cơ loãng xương ở phụ nữ cao hơn nam giới?
Có nhiều nguyên nhân khiến bệnh loãng xương xuất hiện ở phụ nữ cao hơn so với nam giới, cụ thể là:
- Trên thực tế, cơ thể phụ nữ có lượng canxi ít hơn khá nhiều so với nam giới, đặc biệt là sau 30 tuổi thì xương sẽ bị mất một lượng lớn canxi, cao hơn rất nhiều canxi đã nạp vào. Trong khi đó, lượng canxi ở trong cơ thể phụ nữ đã thấp và không đáp ứng đủ nhu cầu cơ thể cần. Điều này khiến hiện tượng loãng xương xảy ra nhiều hơn.
- Nguyên nhân thứ hai là do khối lượng xương ít hơn so với nam giới cộng với việc tuổi thọ cũng kéo dài hơn, điều này cũng khiến xương ở phụ nữ dễ yếu và xốp hơn so với đàn ông.
- Nguyên nhân thứ 3 là do cơ thể phụ nữ có một điểm đặc biệt là cần nội tiết tố nữ Estrogen để thúc đẩy hệ xương luôn khỏe mạnh. Tuy nhiên, khi bắt đầu bước vào giai đoạn tiền mãn kinh thì lượng Estrogen sẽ bị mất đi ngày càng nhiều theo quy luật không thể thay đổi của tự nhiên. Lý do này khiến xương của nữ giới bị yếu đi nhanh chóng và loãng xương là nguy cơ không thể tránh khỏi.
- Nguyên nhân cuối cùng là với những người phụ nữ có kinh nguyệt không đều,hiện tượng mãn kinh diễn ra sớm hay đã phải phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng , đặc biệt là những đối tượng dùng một số thuốc điều trị nhóm corticoid trong thời gian kéo dài sẽ khiến nguy cơ loãng xương cao hơn rất nhiều so với nam giới.
Nhận biết các triệu chứng loãng xương ở phụ nữ
Khi bị loãng xương, cơ thể sẽ không lập tức bị đau ngay hay có những dấu hiệu rõ ràng khác mà nó diễn ra từ từ bà thầm lặng, nhiều người còn không biết mình bắt đầu bị loãng xương từ khi nào. Để biết được mình có đang bị loãng xương hay không để có những biện pháp can thiệp kịp thời nhất, chị em hãy tham khảo những triệu chứng loãng xương ở phụ nữ này.
Bị đau xương và đau kèm với các dây thần kinh
- Với những phụ nữ bị loãng xương thường bị đau mỏi ở các xương dài cũng như ở các vị trí đầu xương. Các cơn đau thường xảy ra dữ dội giống như bị châm chích khắp cơ thể, đặc biệt vào ban đêm thì càng đau mạnh hơn.
- Đồng thời, bệnh loãng xương cũng kích thích các rễ dây thần kinh của phụ nữ nên thường gây ra những cơn đau thần kinh liên sườn và dây thần kinh tọa.
Bị đau vùng cột sống
- Căn bệnh này còn khiến phụ nữ bị đau ở vùng thắt lưng, thậm chí là những cơn đau nhức này còn lan ra mạn sườn khi ít thay đổi tư thế hay ngồi quá lâu một chỗ, điều này gây ra nhức mỏi vùng cột sống lưng.
- Ngoài ra, cơn đau còn xuất hiện ở các vị trí dọc cột sống hoặc xảy ra hiện tượng co cứng và cơ giật khi đổi tư thế. Đồng thời, lúc này bệnh nhân cũng khó để cử động một cách linh hoạt với một số động tác đơn giản như cúi người, quay lưng, ưỡn người, ...
Phần cột sống bị biến dạng, dễ gãy xương
- Cột sống bị biếng dạng là một trong những triệu chứng loãng xương ở phụ nữ và thường đi kèm với các dấu hiệu khác như lưng hoặc vùng thắt lưng bị cong, gù vẹo lưng, đi đứng không thẳng được, ...Bên cạnh đó, chiều cao của phụ nữ cũng ngày càng giảm sút vì bị xẹp hay lún các đốt sống.
- Nghiêm trọng nhất là gãy xương vì lúc này, xương của phụ nữ rất giòn và xốp, nhất là ở các vị trí như xương sườn, xương chậu, cẳng tay, cổ xương đùi, ...Chỉ cần một va chạm nhỏ là có thể khiến xương bị gãy.
Các triệu chứng loãng xương ở phụ nữ khác
- Ngoài các dấu hiệu mà chúng tôi đã kể trên đây, nhiều người phụ nữ khi bị loãng xương còn xuất hiện nhiều triệu chứng khác như ngực nặng kèm theo khó thở, tiết nhiều mồ hôi, chuột rút, đầy bụng khó tiêu, ớn lạnh toàn thân, ...
- Ngoài ra, họ cũng dễ mắc phải các bệnh lú như cao huyết áp, thoái hóa khớp, rối loạn nội tiết, bệnh mạch vành, ...
Cách phòng ngừa và điều trị chứng loãng xương ở phụ nữ
Khi các chị em bước vào thời kỳ mãn kinh, đây là một bệnh lý khó tránh khỏi nên việc phòng cũng như điều trị các triệu chứng loãng xương ở phụ nữ là điều cần biết, bao gồm: Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, khoa học
- Sau khi bước qua độ tuổi 30, phụ nữ cần được cung cấp một lượng canxi lớn hơn để bù lại cho phần canxi bị lấy ra khỏi xương. Do đó, các chị em hãy bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi trong khẩu phần ăn hàng ngày như tôm, cua, ốc, trứng, sữa và các chế phẩm từ sữa, ...
- Bên cạnh đó, vitamin D cũng là chất không thể thiếu để giúp canxi được hấp thụ cách tốt nhất. Đồng thời, bạn cũng cần bổ sung đủ protein, chất béo, vitamin cũng như các khoáng chất khác xương khớp nói riêng và cơ thể nói chung cũng được khỏe mạnh.
- Ngoài ra, các chị em cũng lưu ý là nên hạn chế hoặc tốt hơn hết là không sử dụng các chất kích thích hay các loại nước uống có cồn như bia, rượu, ...Đây là những tác nhân khiến bệnh loãng xương xảy ra nhanh hơn.
Dành thời gian tập luyện thể dục hằng ngày
- Việc tập luyện những môn thể thao vừa sức sẽ khiến hệ xương khớp của các chị em chắc khỏe, dẻo dai hơn và góp phần phòng ngừa loãng xương tốt hơn.
- Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khi luyện tập thể thao thường xuyên sẽ khiến nội tiết tố Estrogen ở phụ nữ sản sinh mạnh mẽ hơn trong thời kì mãn kinh. Điều này giúp cho hệ xương khớp khỏe mạnh và tránh nguy cơ bị loãng xương.
- Mỗi tuần các chị em nên dành tối thiểu là 5 ngày và mỗi ngày cần khoảng 30 phút để tập thể dục. Có thể tập những bài đơn giản theo thể trạng như đi xe đạp, đi bộ, erobic, ...điều này góp phần giúp hệ xương chắc khỏe hơn.
Sử dụng sữa hỗ trợ phòng ngừa loãng xương
- Trong các dòng sữa phòng ngừa loãng xương đã được nghiên cứu theo công thức riêng biệt, có chứa các dưỡng chất tốt cho sự phát triển của xương khớp như canxi, kẽm, magie, photpho, vitamin D3, vitamin K2, ...
- Trong đó, phải kể đến dòng sữa Buddiac Gold Sure - dòng sữa dành cho người loãng xương bán chạy nhất trên thị trường hiện nay không chỉ cung cấp đầy đủ các dưỡng chất có lợi cho hệ xương mà còn duy trì một sức khỏe tổng thể. Đặc biệt, dòng sữa này đã được Chi Cục An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm - Sở Y Tế Hà Nội cấp giấy phép chứng nhận và cho phép lưu hành sản phẩm trên toàn quốc nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng.
Sử dụng các loại thuốc tây y Khi bắt đầu có các triệu chứng loãng xương ở phụ nữ, bạn cần thăm khám nhanh chóng và tuân thủ theo phác đồ điều trị của các bác sĩ có chuyên môn. Một trong những cách điều trị loãng xương tốt nhất là dùng thuốc Tây y.
- Thông thường, các bác sĩ sẽ chỉ định chị em dùng nhóm thuốc Bisphophonate để điều trị loãng xương. Trong đó, có 2 loại Risedronate và Alendronate dùng theo đường uống và Zoledronic dùng theo đường tĩnh mạch (dùng cho trường hợp loãng xương nặng và kèm theo gãy xương).
- Đối với phụ nữ bị mãn kinh sớm, giảm mật độ xương hay không dung nạp với nhóm thuốc Bisphosphonate thì sẽ được chỉ định dùng nhóm Raloxifene.
- Bên cạnh đó, có một số loại thuốc cũng dùng để điều trị bệnh loãng xương nhưng không được dùng phổ biến như những loại trên là Calcitonin, PH 1-34, Strontium Ranelate, ...
Bệnh loãng xương không chừa ra với đối tượng nào nhưng phụ nữ có khả năng mắc loãng xương rất cao. Do đó, bạn hãy nhận biết các triệu chứng loãng xương ở phụ nữ sớm nhất để có các điều trị thích hợp.
Hi vọng bài viết trên đây sẽ giúp các chị em chủ động hơn trong việc "biết bệnh và chữa bệnh". Ngoài ra, bạn cũng có thể liên hệ với chúng tôi qua các thông tin dưới để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời nhất nhé!
Tên doanh nghiệp: Công ty Cổ phần BUDDILAC GLOBAL
Địa chỉ: LK12 - No12, ngõ 107 Nguyễn Viết Xuân, P. Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội.
Mã số thuế: 0109144546 – Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.Hà Nội cấp ngày 27/03/2020.
Hotline: 024.2263.2222
Email: Buddilacvietnam@gmail.com.
Website: Buddilac.com.
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *