Bệnh tiểu đường là gì? Các biến chứng bệnh tiểu đường

Posted on 17/02/2023

Chỉ trong vòng 10 năm trở lại đây, tỷ lệ bệnh tiểu đường ở Việt Nam tăng lên đến 200%, đây là một con số đáng báo động. Bên cạnh đó, tiền tiểu đường cũng có xu hướng tăng cao, từ 7,7% lên đến 14%, tương đương với 1/2 dân số tại thành phố Hồ Chí Minh. Nếu không được kiểm soát sớm, trong vòng 5 - 10 năm nữa, những người đang mắc tiểu đường và tiền tiểu đường sẽ phát triển thành tiểu đường tuýp 2 gây ra nhiều hậu quả nặng nề.

Vậy bệnh tiểu đường là gì và nó các các biến chứng nguy hiểm gì? Bạn hãy cùng Buddilac tìm hiểu qua bài viết dưới đây để có cái nhìn rõ hơn về căn bệnh này nhé!

Bệnh tiểu đường là gì?

Bệnh tiểu đường (hay còn gọi là đái tháo đường). Đây là căn bệnh khá phổ biến do rối loạn chuyển hóa mạn tính. Khi mắc bệnh tiểu đường, cơ thể sẽ mất đi khả năng sản xuất các Insulin - chất giúp chuyển hóa đường trong máu để đưa vào tế bào, do đó lượng đường không thể chuyển hóa tối ưu tạo ra lượng dư glucose trong máu. Có nhiều người thường chủ quan về căn bệnh này, nghĩ rằng nó không nguy hiểm như các loại bệnh ung thư khác nhưng nó có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cơ thể, bao gồm tim, thần kinh, thận, mắt, ...

Phân loại các bệnh tiểu đường

phan loai cac benh tieu duong

Bệnh tiểu đường có 4 loại chính và bạn cần hiểu rõ để có hướng điều trị thích hợp.

  • Tiền tiểu đường: Đây là giai đoạn đầu tiên và đã bắt đầu có các dấu hiệu nhận biết. Đường huyết lúc này sẽ dao động từ 100 - 125mg/dL so với mức bình thường là 70 -m99 mg/dL.
  • Bệnh tiểu đường type 1: Giai đoạn người bệnh được chẩn đoán là bệnh tiểu đường type 1 là khi lượng đường huyết trong máu vượt 125mg/dL. Lúc này, cơ thể người bệnh sẽ xuất hiện phản ứng tự miễn khiến cho việc sản xuất insulin bị thiếu hụt hoặc không đạt được theo nhu cầu mong muốn. Để điều chỉnh những tình trạng này, người bệnh sẽ được sử dụng Insulin nhân tạo dưới dạng viên cùng các loại thuốc đi kèm khác.
  • Tiểu đường type 2: Ở giai đoạn này, vì đường ở trong máu đã dư thừa quá nhiều nên có nhiều biểu hiện rõ rệt hơn. Insulin vẫn có thể được sản sinh ra nhưng không thể tạo ra được phản ứng chuyển hóa. Để cải thiện, người bệnh sẽ được sử dụng Insulin dạng viên với liều cao hơn hoặc dạng đường tiêm hàng ngày.
  • Tiểu đường thai kỳ: Với những phụ nữ khi  mang thai rất dễ gặp tình trạng này vì đây là giai đoạn mà nội tiết tố không còn nhạy cảm với Insulin nữa. Tuy nhiên, bệnh còn phụ thuộc vào sự thay đổi của cơ địa, chế độ ăn uống hay sinh hoạt nên nhiều người chỉ mắc tiểu đường thai kỳ kéo dài đến hết thai kỳ, một thời gian ngắn hoặc có người không bị mắc bệnh.

Những biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường

nhung bien chung nguy hiem cua benh tieu duong

Biến chứng mạn tính

  • Bệnh về tim mạch: Đường trong máu cao gây ra tình trạng nồng độ Cholesterol cũng tăng theo. Đây là nguyên nhân gây ra các bệnh lý về tim mạch. Hệ lụy dễ gặp nhất khi liên quan đến các hoạt động của tim như cao huyết áp, tắc nghẽn mạch máu, rối loạn nhịp tim, suy tim, ...
  • Bệnh về thần kinh: Một số bệnh liên quan đến thần kinh có thể gặp ở giai đoạn đầu như chóng mặt, thường xuyên tiết mồ hôi, tê bì chân tay, ...
  • Bệnh về thận: Chứng suy thận là một trong những biến chứng thường gặp nhất của bệnh tiểu đường. Nguyên nhân là do các vi mạch máu trong thận bị ảnh hưởng do lượng đường trong máu mất sự ổn định, điều này khiến công tác lọc thận kém hiệu quả.
  • Biến chứng nhiễm trùng: Khi lượng đường trong máu cao làm hệ miễn dịch của cơ thể bị giảm sút. Điều này tạo điều kiện thuận lợi để các vi khuẩn và virus phát triển. Khi cơ thể mắc bệnh tiểu đường, những vết thương hở ở bên ngoài và cả bên trong cơ thể rất dễ bị nhiễm trùng.
  • Các bệnh về mắt: Thị lực của người tiểu đường bị suy giảm theo từng cấp độ bệnh vì phần mao mạch ở phần đáy nhãn cầu bị tổn thương khi lượng đường trong máu tăng cao. Bên cạnh đó, bệnh nhân tiểu đường còn có khả năng cao bị các biến chứng khác về mắt như tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể, thậm chí là mù lòa.

Biến chứng cấp tính

  • Khi điều trị bệnh, người bệnh thường sử dụng thuốc hạ đường huyết quá liều, sử dụng chất kích thích hay ăn uống thiếu chất gây nên hạ đường huyết đột ngột dưới mức giới hạn khoảng 3.6 mmol/l. Hạ đường huyết thường có các dấu hiệu như chóng mặt, tim đập nhanh, tay chân bủn rủn, ...
  • Bên cạnh đó, một biến chứng nguy hiểm cần được cấp cứu kịp thời là hôn mê. Nguyên nhân là do máu chứa nhiều đường, bị cô đặc và đi vào nước tiểu tạo ra sự đào thải nước ra khỏi cơ thể. Lúc này, cơ thể bị thiếu nước trầm trọng, mất năng lượng gây ra hôn mê.

Những thông tin trên bài viết này của Buddilac đã giúp bạn có cái nhìn chính xác về bệnh tiểu đường là gì cũng như những biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường. Đây là tiền đề để giúp bạn phát hiện bệnh sớm để có những phương pháp điều trị hiệu quả nhất.

Mục lục
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bình luận *
Tên *
Trang web *
Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.
Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.  

dang-ki-phan-phoi

khoa-hoc-dinh-duong

ĐĂNG KÝ nhận tin khuyến mãi
Đăng ký nhận tin khuyến mãi

Nhận thông tin mới hoặc các ưu đãi hấp dẫn

Nhập số điện thoại *

© 2022 Bản quyền Buddilac.com

Nội dung trên Website đã đăng ký bản quyền DMCA, Vui lòng dẫn nguồn nếu coppy. Thông tin được đăng tải trên Website đã được kiểm duyệt nghiêm ngặt bởi bác sĩ, dược sĩ, chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung trên trang Web.