Thông thường, loãng xương là bệnh lý xuất hiện tỷ lệ thuận với tuổi tác hay mức độ lão hóa của cơ thể. Tuy nhiên, tình trạng này đang có xu hướng này càng trẻ hóa vì các nguyên nhân như lối sống sinh hoạt không khoa học, ít vận động, thức khuya, chế độ dinh dưỡng thiếu canxi cũng như các dưỡng chất cần thiết, ...Điều này gây nên những tác động xấu đối với sức khỏe con người.
Do đó, một trong những cách để cải thiện tình hình này là biết sớm những dấu hiệu loãng xương để có các biện pháp can thiệp kịp thời nhất. Để biết thêm thông tin, mời bạn tiếp tục đọc bài viết mà Buddilac mang đến dưới đây!
Tổng quan về bệnh loãng xương
Loãng xương là hiện tượng xương bị giòn hoặc xốp, xương liên tục mỏng dần và mật độ chất trong xương cũng thưa hơn. Lúc này xương rất dễ tổn thương và dễ gãy dù chỉ một chấn thương nhẹ.
Với người già và phụ nữ sau mãn kinh, loãng xương là nguyên nhân chính gây ra gãy xương. Xương thường dễ gãy ở bất kì bộ phận nào, tuy nhiên hay gặp nhất là các phần như xương cột sống, xương cổ tay hay xương đùi. Trong đó, xương cột sống và xương đùi rất khó lành lại và chỉ có thể phẫu thuật với chi phí tốn kém.
Điều đáng nói là loãng xương được xem như kẻ "giết người thầm lặng" vì nó thường tiến triển với những dấu hiệu không quá rõ ràng. Người bệnh chỉ cảm thấy đau mỏi người nhẹ, sau một thời gian dài thì thấy chiều cao bị giảm dần và gù vẹo cột sống, trường hợp nặng hơn là gãy xương mới phát hiện ra bệnh.
Thực trạng loãng xương sẽ trở nặng hơn khi về già vì trong độ tuổi này, mật độ xương càng thưa dần và yếu, không thể đảm bảo xương sẽ cứng chắc như ở tuổi trưởng thành được.
Những đối tượng có nguy cơ loãng xương cao
Trước khi tìm hiểu những dấu hiệu loãng xương, bạn cần nhận biết được những nguy cơ dẫn đến căn bệnh này và những đối tượng dễ mắc phải.
Những yếu tố nguy cơ không thể thay đổi:
- Giới tính: Theo nghiên cứu, phụ nữ (nhất là phụ nữ mãn kinh) có nguy cơ mắc loãng xương cao hơn so với nam giới ở cùng độ tuổi.
- Tuổi tác: Khi tuổi càng cao, nguy cơ loãng xương càng lớn.
- Kích thước và khối lượng cơ thể: Người gầy và nhỏ con thì nguy cơ loãng xương cao hơn.
- Tiền sử gia đình: Nếu gia đình bạn có người nhà mắc loãng xương thì khả năng cao các thế hệ sau cũng sẽ bị ảnh hưởng.
- Đã từng bị gãy xương trước đó.
- Thời kì mãn kinh xuất hiện trước 45 tuổi.
- Cơ thể mắc phải các bệnh như: viêm khớp dạng thấp, bệnh nội tiết, thận, ...
Những yếu tố nguy cơ có thể thay đổi:
- Bị thiếu các chất canxi và vitamin D trong khẩu phần ăn.
- Chán ăn tâm thần hay mắc phải các chứng rối loạn ăn uống.
- Lười vận động, tập thể dục hay nghỉ ngơi trên giường quá lâu.
- Sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia, ...
- Sử dụng các loại thuốc như Corticosteroid hoặc Heparin trong một thời gian dài.
8 dấu hiệu loãng xương cần nhận biết sớm
Khi mất dần canxi trong xương, xương trở nên suy yếu dần, lúc đó sẽ trở nên giòn và dễ gãy. Để hạn chế những ảnh hưởng của căn bệnh này, bạn cần sớm phát hiện ra những triệu chứng loãng xương để có thể tìm những biện pháp can thiệp kịp thời nhất.
Dưới đây là 8 dấu hiệu loãng xương thường gặp:
Nướu bị thu hẹp lại
- Nhiều người thường nghĩ rằng hệ thống xương và nướu không có liên quan gì đến nhau nhưng điều này thật sự có mối liên hệ mật thiết. Trên thực tế, răng sẽ được kết nối với xương hàm, tình trạng mất xương sẽ xảy ra khi mật độ canxi trong xương hàm giảm, điều này dẫn đến nướu bị thu hẹp.
- Nhiều nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng, khi mật độ canxi trong các đốt sống suy giảm sẽ khiến mất xương hàm. Do đó, khi thấy nướu của bạn bị thu hẹp thì cần thăm khám ngay để biết rõ tình hình xương.
Khó khăn khi cầm nắm
- Khi canxi trong xương bị mất đi sẽ ảnh hưởng đến khả năng cầm nắm, đặc biệt là đối với phụ nữ trong thời kì mãn kinh. Lúc này, hormone estrogen nữ sẽ giảm nhanh chóng kèm theo mật độ xương cũng giảm. Các khớp xương không còn linh hoạt và dẻo dai nữa nên việc cầm nắm cũng trở nên khó khăn hơn.
- Quan sát cơ tay khi cầm vật nặng chính là thử nghiệm vật lý mà các bác sĩ thường hay sử dụng để đưa ra những chẩn đoán ban đầu về bệnh loãng xương.
Móng tay yếu, giòn và dễ gãy
- Móng tay chính là một trong những "tấm gương" phản chiếu sức khỏe của xương khớp. Nếu móng tay khỏe, phát triển tốt thì chứng tỏ xương khớp của bạn cũng không gặp phải vấn đề gì.
- Ngược lại, nếu bạn quan sát thấy móng tay của mình giòn và dễ gãy trong một khoảng thời gian nhất định thì hãy chú ý vì đây có thể là vấn đề gây ra bởi xương khớp. Đây là dấu hiệu loãng xương nên bạn cần sớm đi thăm khám.
Cơ và xương đau nhức
- Thông thường, triệu chứng này khá phổ biến với những người loãng xương nhưng thường dễ bị bỏ qua vì thường nhầm với những cơn đau cấp tính bình thường, do vận động hoặc do tuổi tác.
- Tuy nhiên, khi nhận thấy mình thường xuyên bị đau nhức thì nên đi khám vì chắc chắn xương khớp của bạn đang có vấn đề, dù là có bị loãng xương hay không.
Bị chuột rút thường xuyên
- Tình trạng chuột rút xảy ra khi cơ thể đang kích hoạt tình trạng đau cơ, nhất là vào ban đêm. Đồng thời, nó cũng đang cảnh báo rằng cơ thể bạn đang thiếu vitamin ở mức trầm trọng.
- Bên cạn đó, thường xuyên bị chuột rút là do nồng độ các chất canxi, magie, kali trong cơ thể đang quá thấp, nếu để lâu dài sẽ dẫn đến mất xương và các dấu hiệu loãng xương khác.
Thể lực bị suy yếu
- Khi xương được bổ sung đầy đủ canxi sẽ giúp sức mạnh cơ bắp được cải thiện, đồng thời cũng giúp giảm thăng bằng tốt hơn.
- Ngược lại, khi mật độ canxi trong xương giảm sẽ khiến cho khả năng chịu đựng áp lực của hệ thống xương khớp cũng giảm theo, kéo theo đó là thể lực chung yếu dần, giữ thăng bằng kém và dễ té ngã khi di chuyển.
Chiều cao suy giảm
- Thông thường, chiều cao chỉ bị suy giảm khi con người già đi. Tuy nhiên, đây cũng là một dấu hiệu loãng xương bạn cần nhận biết do duy trì tư thếxấu lâu hay bị gãy xương cột sống.
- Bên cạnh đó, khi mất xương cũng khiến chiều cao ảnh hưởng. Khi xương cột sống bị giảm mật độ canxi sẽ trở nên yếu đi, từ đó khiến khả năng chịu lực kém và gây mất đường cong, đặc biệt là khi phải vận động hay mang vác nhiều.
Xương giòn, dễ gãy
Khi đã xuất hiện tình trạng này thì bệnh tình đã trở nặng, mật độ canxi ở trong xương đã suy giảm ở mức đáng báo động. Bình thường, khi bị lực quá mạnh tác động vào xương mới khiến xương bị gãy nhưng khi bị loãng xương, chỉ cần một tác động nhẹ đã khiến xương gãy rồi.
Trên đây là 8 dấu hiệu loãng xương dễ gặp nhất, việc phát hiện sớm sẽ giúp bạn nhận biết tình trạng của mình để tìm ra những phương pháp điều trị phù hợp. Tuy nhiên, để phòng ngừa và ngăn chặn loãng xương, bạn cần bổ sung đầy đủ các dưỡng chất quan trọng cho xương, đặc biệt là canxi, vitamin D3, K2, magie, photpho, ...Trong đó, sữa dành cho người loãng xương Buddilac Gold Sure là một sản phẩm đầy đủ các dưỡng chất cần thiết không chỉ phòng ngừa loãng xương mà còn duy trì sức khỏe tổng thể.
Để tìm hiểu thêm thông tin về sản phẩm này, bạn liên hệ với chúng tôi qua các thông tin dưới để được tư vấn tốt nhất nhé!
Tên doanh nghiệp: Công ty Cổ phần BUDDILAC GLOBAL
Địa chỉ: LK12 - No12, ngõ 107 Nguyễn Viết Xuân, P. Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội.
Mã số thuế: 0109144546 – Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.Hà Nội cấp ngày 27/03/2020.
Hotline: 024.2263.2222
Email: Buddilacvietnam@gmail.com.
Website: Buddilac.com.
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *