Đo loãng xương là gì và nên thực hiện khi nào?

Posted on 15/02/2023

Nhiều người không hiểu tại sao chỉ cần một sự tác động rất nhẹ như ho hay hắt hơi mạnh vẫn có thể gây gãy xương. Điều này là "hồi chuông" cảnh báo rằng xương của bạn đã loãng và đã gây ra biến chứng nặng nề. Do đó, để ngăn ngừa được tình trạng này, bạn cần thực hiện việc đo loãng xương để biết rõ tình hình sức khỏe của cơ thể rồi tìm cách kiểm soát chúng.

do-loang-xuong

Đo loãng xương là gì?

Loãng xương không còn là bệnh lý thường gặp ở bệnh nhân cao tuổi nữa mà nó đang có dấu hiệu trẻ hóa. Căn bệnh này thể hiện do tình trạng rối loạn chuyển hóa của xương, điều này khiến mật độ khoáng xương giảm, từ đó khiến xương giòn, xốp, rất dễ tổn thương và có nguy cơ bị gãy chỉ với một tác động nhỏ.

Tuy nhiên, bệnh loãng xương thường rất khó được người bệnh phát hiện ra vì diễn biến âm thầm, hầu như không có triệu chứng gì đặc biệt trong giai đoạn đầu. Khi có biểu hiện lâm sàng thì hầu hết đã mất trên 30% khối lượng xương của cơ thể, gây ra loãng xương hoặc các biến chứng nguy hiểm khác như đau cột sống, gù lưng, biến dạng lồng ngực, giảm khả năng vận động, giảm chiều cao, ...Do đó, đo loãng xương là cách để biết bệnh lý sớm nhất, từ đó có phương pháp điều trị hiệu quả.

Đo loãng xương còn được gọi với cái tên khác là đo mật độ xương (BMD - Bone Mineral Density). Đây là phương pháp sử dụng các nhóm xét nghiệm nhằm kiểm tra hàm lượng khoáng chất và canxi trong xương, từ đó biết được chất lượng xương có đang ổn định  hay không và xác định bệnh loãng xương (nếu có).

do-mat-do-xuong

Tại sao bạn cần thực hiện việc đo mật độ xương (BMD)?

Mục đích chính của những xét nghiệm này là phát hiện ra sớm những vấn đề về loãng xương (xương yếu, mỏng và dễ gãy), mất xương (giảm đi khối lượng xương) để có những phác đồ điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, đây cũng là cách ngăn chặn vấn đề gãy xương cùng các biến chứng nguy hiểm khác, đặc biệt là ở người già.

Do đó, việc thực hiện đo mật độ xương có 4 lợi ích chính:

  • Xác nhận chẩn đoán loãng xương nếu bạn đã bị gãy xương.
  • Dự đoán các khả năng gãy xương trong tương lai.
  • Xác định tỷ lệ mất xương.
  • Xem xét và đưa ra những phác đồ điều trị hiệu quả.

cach-cai-thien-benh-loang-xuong

Đối tượng nào cần đo mật độ xương?

Loãng xương được gây ra bởi nhiều yếu tố khác nhau. Trong đó, có những đối tượng đặc biệt cần tiến hành đo loãng xương, cụ thể là:

  • Những phụ nữ sau mãn kinh nhưng không dùng estrogen.
  • Những người cao tuổi (nam giới trên 70 tuổi và phụ nữ trên 65 tuổi).
  • Tiền sử gia đình có người bị gãy xương hông.
  • Chỉ số khối của cơ (BMI) thể thấp.
  • Người mắc phải các bệnh lý như: Cường giáp hoặc cận cường giáp, viêm khớp dạng thấp, gan, thận, đái tháo đường loại 1, ...
  • Sử dụng các loại thuốc nhóm steroid (như prednisone) trong một thời gian dài hoặc các loại thuốc khác gây ngăn trở quá trình tạo xương và khiến quá trình hủy xương nhanh hơn.
  • Những người thường xuyên hút thuốc và uống rượu.
  • Phụ nữ đã từng điều trị các liệu pháp thay thế hormone trong thời gian dài (trên 10 năm).
  • Đàn ông trên 50 tuổi có các bệnh lý như suy thận, giảm năng tuyến sinh dục nam (Hypogonadism), tăng glucocorticoid hoặc sử dụng nhiều rượu, ...

Bên cạnh đó, nếu rơi vào các trường hợp sau thì cũng nên đề nghị kiểm tra mật độ xương, bao gồm:

  • Chiều cao bị suy giảm: Khi thấy chiều cao của mình bỗng nhiên bị thấp đi thì loãng xương dẫn đến gãy xương sống là điều bạn nên nghĩ đến đầu tiên.
  • Gãy xương: Chúng ta không nói đến bị gãy xương do những chấn thương quá mạnh nhưng gãy xương có thể do những nguyên nhân khá bất ngờ như ho hay hắt hơi mạnh. Lúc này, khi xương trở nên suy yếu thì việc xương bị vỡ diễn ra dễ hơn.
  • Thực hiện các thủ thuật cắt ghép: Một trong những nguyên nhân gây loãng xương cực kì cao là sử dụng các loại thuốc chống thải ghép ở những bệnh cần cấy ghép tủy xương hoặc nội tạng. Điều này xảy ra khi những loại thuốc này gây ảnh hưởng đến quá trình tạo xương của cơ thể.
  • Suy giảm hormone estrogen: Điều này xảy ra ở phụ nữ với những nguyên nhân như bị suy giảm tự nhiên sau tuổi tiền mãn kinh hoặc điều trị ung thư, ...
  • Giảm nồng độ testosterone: Trường hợp này xảy ra ở nam giới khi trải qua điều trị ung thư tuyến tiền liệt, ...

benh-loang-xuong-o-nguoi-tre

Các phương pháp đo loãng xương BMD

Để đo mật độ xương có nhiều phương pháp khác nhau, trong đó phổ biến nhất là sử dụng một quy trình hấp thụ tia X năng lượng kép (quét DEXA).

Đo mật độ xương bằng phương pháp Dexa

Quy trình này được thực hiện như sau:

  • Đầu tiên, bạn nằm ngửa trên bàn đệm với tư thế thẳng hai chân. Bên cạnh đó, bạn có thể được yêu cầu đặt chân trên một bục đệm.
  • Lúc này, một máy quét sẽ bắt đầu đi qua cột sống và hông dưới. Một máy quét khác được gọi là trình tạo photon sẽ chạy ở phía dưới bạn. Hình ảnh mà 2 máy quét này cung cấp sẽ được kết hợp lại và gửi đến đến hệ thống máy tính để xử lý dữ liệu. Các kỹ thuật viên sẽ theo dõi quy trình này trên màn hình máy tính.
  • Trong khi thực hiện việc đo mật độ loãng xương này, bạn sẽ phải cần nằm yên và đôi khi bác sĩ sẽ yêu cầu bạn nín thở.
  • Đo mật độ xương ở những cơ quan khác như bàn tay hoặc bàn chân, ngón tay, cẳng tay sẽ được áp dụng máy quét di động (quét DEXA ngoại vi hay p-DEXA).

Đo loãng xương bằng tia X (DXA)

Đây là kỹ thuật sử dụng tia X năng lượng kép để có thể đo được tình trạng mất xương của cơ thể. Kỹ thuật này thường được thực hiện ở cổ xương đùi và xương cột sống. Trong một số trường hợp khác còn có thể đo xương toàn bộ cơ thể và biện pháp này thường dùng để chẩn đoán loãng xương ở các đối tượng như:

  • Người cao tuổi (trên 65 tuổi).
  • Phụ nữ sau mãn kinh và có các yếu tố nguy cơ cao như: tiền sử có người nhà bị loãng xương; sử dụng rượu, thuốc lá cùng các chất kích thích; chỉ số khối cơ thể thấp hoặc sử dụng các loại thuốc có nguy cơ gây mất xương cao trong thời gian dài (như glucocorticoid).
  • Những người có nguy cơ loãng xương thứ phát.
  • Người có kết luận chẩn đoán hình ảnh là mật độ xương bị giảm hay xẹp đốt sống mà trước đó không có các triệu chứng gì, chỉ có thể phát hiện qua kỹ thuật chụp ảnh.

Việc đo loãng xương chỉ là phương pháp xác định sớm loãng xương hay tìm ra nguyên nhân loãng xương thôi chứ không có tác dụng phòng ngừa loãng xương hiệu quả. Do đó, mỗi người cần biết ngăn chặn căn bệnh này bằng nhiều phương pháp khác nhau. Ngoài việc xây dựng một chế độ ăn khoa học, bổ sung đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu như canxi, vitamin D, kẽm, photpho, ...; tập luyện thể dục đều đặn với các bài tập phù hợp; hạn chế sử dụng các chất kích thích thì bổ sung các dòng sữa có công thức đặc chế để phòng ngừa loãng xương là điều rất cần thiết.

Dòng sữa Buddilac Gold Sure là một trong những "cứu cánh" được nghiên cứu dành riêng cho đối tượng này. Không chỉ chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho việc bảo vệ xương khớp, phòng ngừa loãng xương hiệu quả như Canxi, vitamin D3, A, E, C, Acid folic, Gulutamic acid, Collagen type II, ...mà còn cung cấp một nguồn năng lượng lớn, giúp cơ thể khỏe mạnh.

Sữa hiện đang rất phổ biến trên thị trường và bạn có thể dễ dàng tìm thấy ở những cửa hàng lớn. Ngoài ra, bạn cũng có thể liên hệ với chúng tôi qua các thông tin dưới đây để tìm hiểu thêm về sản phẩm nhé!

Tên doanh nghiệp: Công ty Cổ phần BUDDILAC GLOBAL

Địa chỉ: LK12 - No12, ngõ 107 Nguyễn Viết Xuân, P. Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội.

Mã số thuế: 0109144546 – Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.Hà Nội cấp ngày 27/03/2020.

Hotline: 024.2263.2222

Email: Buddilacvietnam@gmail.com.

Website: Buddilac.com.  

Mục lục
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bình luận *
Tên *
Trang web *
Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.
Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.  

dang-ki-phan-phoi

khoa-hoc-dinh-duong

ĐĂNG KÝ nhận tin khuyến mãi
Đăng ký nhận tin khuyến mãi

Nhận thông tin mới hoặc các ưu đãi hấp dẫn

Nhập số điện thoại *

© 2022 Bản quyền Buddilac.com

Nội dung trên Website đã đăng ký bản quyền DMCA, Vui lòng dẫn nguồn nếu coppy. Thông tin được đăng tải trên Website đã được kiểm duyệt nghiêm ngặt bởi bác sĩ, dược sĩ, chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung trên trang Web.