Thuốc tiêm giảm đau xương khớp có thật sự hiệu quả?

Posted on 16/02/2023

Hiện nay, rất nhiều người quan tâm đến việc tiêm thuốc để giảm tình trạng đau nhức do xương khớp gây ra. Liệu đây có phải là một giải pháp tốt và có những loại thuốc tiêm giảm đau xương khớp nào?

Thật khó để tìm ra được một loại thuốc phù hợp và hiệu quả giữa một "rừng" thuốc trên thị trường hiện nay. Để tìm hiểu kỹ hơn về kiến thức này, mời bạn cùng đọc bài viết bên dưới.

Chỉ nên tiêm thuốc giảm đau xương khớp khi nào?

  • Tiêm khớp là hình thức giảm đau và hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp không còn xa lạ hiện nay. Đây là kỹ thuật đưa kim tiêm trực tiếp vào bên trong cơ khớp. Tuy nhiên nó đòi hỏi kỹ thuật rất cao, những người không có sự hiểu biết đầy đủ hoặc không đủ kỹ thuật chuyên môn sẽ khó để có thể thực hiện chuẩn xác được.
  • Việc sử dụng phương pháp tiêm xương khớp cần phải có sự đồng ý của bác sĩ vì không phải bệnh nhân nào cũng có thể thực hiện được. Trong trường hợp bệnh nhân đã điều trị bằng nhiều loại thuốc giảm đau thông thường nhưng không có hiệu quả mới được chỉ định tiêm khớp. Ngoài ra, nó còn có thể được áp dụng với một số biến chứng xương khớp như viêm khớp dạng thấp, viêm khớp mãn tính, viêm khớp cổ tay hay thoái hóa khớp.
  • Bên cạnh đó, có một số trường hợp bệnh nhân không nên tiêm khớp vì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe như: viêm khớp nhiễm khuẩn, u xương khớp, các bệnh lý về thần kinh  hay nhiễm khuẩn ngoài da, ...Việc tiêm khớp có thể gây nên nhiều triệu chứng nguy hiểm như huyết áp thất thường, đái tháo đường, rối loạn đông máu, ...

4 dòng thuốc tiêm giảm đau xương khớp hiệu quả nhất

Thuốc Corticosteroid

  • Đây dạng thuốc tiêm khớp được sử dụng khá phổ biến và bác sĩ thường kết hợp với thuốc gây tê để tiêm trực tiếp vào vùng xương khớp bị viêm đau. Sau khi thuốc tê làm giảm các cơn đau tức thời sau vài giờ thì Corticosteroid bắt đầu phát huy tác dụng cắt được những cơn đau dữ dội do thoái hóa, viêm xương khớp gây ra.
  • Nếu sử dụng thường xuyên, loại thuốc này cũng gây ra nhiều tác dụng phụ như tăng huyết áp, tăng đường huyết, loãng xương, phù nề cơ thể, ...Do đó, bác sĩ khuyến cáo mỗi năm không nên tiêm thuốc Corticosteroid quá 2 đến 3 lần.

Thuốc Dopharen

  • Loại thuốc này không tiêm trực tiếp vào trong khớp mà thường để tiêm bắp hoặc tiêm vào các mô mềm quanh khớp. Dựa vào tình trạng của người bệnh mà liều lượng cũng có sự thay đổi.
  • Thuốc Dopharen có tác dụng kháng viêm, giảm đau cho các bệnh nhân gặp phải các vấn đề về xương khớp như đầu gối, cổ, lưng, ...
  • Tuy nhiên, với những người có cơ thể suy nhược hay loãng xương thì không nên tiêm thuốc này. Đặc biệt không tiêm thuốc vào những vùng đã nhiễm trùng trước đó.

Acid hyaluronic (HA)

  • Acid hyaluronic là một hợp chất thường có sẵn trong dịch khớp có vai trò bôi trơn giúp khớp hoạt động trơn mượt và thuận lợi hơn. Tuy nhiên, khi về già dịch khớp này thường bị phá vỡ dẫn đến thoái hóa khớp.
  • Do đó, sử dụng chất này để tiêm vào đầu gối giúp tăng dịch khớp và cải thiện sự chuyển động hài hòa giữa các khớp. Bên cạnh đó, chất này còn giúp người bệnh giảm đau nhanh chóng, ức chế cảm giác đau với những người bị thoái hóa khớp, khô khớp, viêm khớp, ...
  • Với thuốc này, bác sĩ có thể chỉ định tiêm một mũi hoặc liên tục 3 mũi trong một tuần, tối đa 2 lần/năm.

Thuốc Ketogesic

  • Dung dịch này thường được tiêm vào bắp hoặc tĩnh mạch của vùng bị viêm nhiễm, có tác dụng kháng viêm một cách nhanh chóng và giảm đau cho những bệnh nhân trải qua phẫu thuật trước đó.
  • Tuy nhiên, loại thuốc này chống chỉ định với những người từng bị suy thận, rối loạn đông máu, loét dạ dày hoặc phụ nữ có thai và đang cho con bú.

Những lưu ý khi dùng thuốc tiêm giảm đau xương khớp

Đây là biện pháp hữu hiệu dành cho những bệnh nhân gặp phải các vấn đề về xương khớp. Tuy nhiên, bạn cần chú ý đến các nguyên tắc dưới đây để sử dụng thuốc tiêm giảm đau xương khớp hiệu quả.

  • Trước khi tiêm giảm đau xương khớp, bạn cần đi kiểm tra kỹ và cần phải được sự đồng ý của các bác sĩ có chuyên môn.
  • Một năm chỉ nên tiêm không quá 3 mũi vì tiêm quá nhiều lần trong năm sẽ đem đến nhiều tác dụng phụ không mong muốn.
  • Để đảm bảo an toàn, bạn tuyệt đối không được tiêm thuốc tại nhà.
  • Để đạt lại hiệu quả cao nhất, người bệnh cần kết hợp với chế độ ăn cũng như tập luyện trong quá trình điều trị bằng phương pháp tiêm thuốc.
  • Không được tự ý bỏ thuốc hay sử dụng loại thuốc khác mà cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ, uống đúng thời gian và liều lượng.

Trên đây là những thông tin cơ bản về những loại thuốc tiêm giảm đau xương khớp hiệu quả đã được các chuyên gia và bác sĩ chuyên môn thẩm định.

Tuy nhiên, để biết cơ thể có cần tiêm thuốc không và phù hợp với loại thuốc nào, bạn cần đến các bệnh viện hoặc phòng khám uy tín để kiểm tra và có hướng điều trị đúng nhất. Ngoài ra, bạn cũng cần điều chỉnh chế độ ăn của mình với những thực phẩm tốt cho xương khớp để đem lại hiệu quả cao nhất.    

Mục lục
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bình luận *
Tên *
Trang web *
Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.
Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.  

dang-ki-phan-phoi

khoa-hoc-dinh-duong

ĐĂNG KÝ nhận tin khuyến mãi
Đăng ký nhận tin khuyến mãi

Nhận thông tin mới hoặc các ưu đãi hấp dẫn

Nhập số điện thoại *

© 2022 Bản quyền Buddilac.com

Nội dung trên Website đã đăng ký bản quyền DMCA, Vui lòng dẫn nguồn nếu coppy. Thông tin được đăng tải trên Website đã được kiểm duyệt nghiêm ngặt bởi bác sĩ, dược sĩ, chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung trên trang Web.