Bệnh tiểu đường kiêng ăn trái cây gì để bệnh không chuyển biến xấu

Posted on 17/02/2023

Đa số nhiều người đều lầm tưởng việc ăn trái cây sẽ khiến đường huyết tăng cao, không tốt cho bệnh tiểu đường. Thật ra nó không sai, nhưng chỉ có một vài loại trái cây bạn cần hạn chế khi sử dụng. Còn lại bạn không nên kiêng khem quá nhiều vì trái cây là nhóm thực phẩm tốt cho người tiểu đường. Nó không chỉ cung cấp lượng vitamin, chất xơ, khoáng chất mà còn chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp hạn chế lượng đường huyết trong máu, đồng làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.

Ngoài những trái cây tốt thì người bệnh tiểu đường kiêng ăn trái cây gì để không gây các tác hại cho cơ thể? Bạn cùng các chuyên gia Buddilac tìm hiểu dưới đây nhé!

khau-phan-an-trai-cay-cho-nguoi-tieu-duong

Cách tính khẩu phần ăn trái cây cho người tiểu đường

Người mắc bệnh tiểu đường cần chú ý đến chỉ số GI (lượng đường huyết của trái cây). Thông thường, người tiểu đường chỉ nên chọn khẩu phần ăn chứa khoảng 15g Carbohydrate là hợp lý.

Các chuyên gia dinh dưỡng đã khuyến cáo người bệnh tiểu đường bệnh tiểu đường kiêng ăn trái cây có chỉ số đường huyết thấp nhưng lượng đường hấp thu vào cơ thể cao. Tuy nhiên, nên ăn những loại có chỉ số đường huyết cao trong khi chỉ số đường hấp thụ vào cơ thể thấp. Do đó, người bệnh cũng cần chú ý kiểm soát về số lượng trong một khẩu phần ăn.

  • Đầu tiên, cần chú ý đến chỉ số đường huyết (GI) và chỉ số hấp thụ tinh bột vào cơ thể (GL) của loại hoa quả muốn bổ sung vào cơ thể. Từ đó, bạn có thể tính được hàm lượng mà bản thân có thể dùng. Đặc biệt, với những người bị bệnh tiểu đường chỉ nên chọn loại trái cây có chỉ số GI thấp hơn 50 và chỉ số GL < 10.
  • Chú ý đến lượng carb của trái cây. Với những người bị bệnh tiểu đường không nên cung cấp quá 200 carb mỗi ngày. Mặc dù carb là nguồn  năng lượng chính của cơ thể nhưng qua quá trình chuyển hóa, nó sẽ chuyển thành đường và gây ảnh hưởng trực tiếp lên lượng đường huyết trong máu, từ đó khiến người tiểu đường bệnh càng nặng hơn.

tieu-duong-kieng-an-trai-cay-gi

Những loại trái cây bệnh tiểu đường nên hạn chế

Sầu riêng

  • Mặc dù trong sầu riêng có chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe người tiểu đường như chất béo không bão hòa đơn, vitamin nhóm B, kali, ...giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm lượng cholesterol xấu, kiểm soát huyết áp, ...nhưng lại chứa chỉ số carbs khá cao.
  • Do đó, với những người mắc bệnh tiểu đường thì chỉ nên ăn khoảng 1/2 múi và tuyệt đối không ăn sầu riêng và uống rượu cùng một lúc vì rất dễ gây ra tình trạng đầy hơi, khó tiêu, ...

Dứa

  • Trong 100gr dứa chín chứa 6.5g Carb, đây là hàm lượng đường carbs khá cao so với người mắc bệnh tiểu đường. Do đó, để hạn chế tình trạng tăng đường huyết thì bạn nên sử dụng ít dứa thôi.
  • Tuy nhiên, cũng không vì thế mà bạn loại bỏ dứa ra khỏi thực đơn của mình vì dứa chứa nhiều chất dinh dưỡng như: vitamin C, chất xơ, canxi, magie, kali, ...Nếu ăn đúng liều lượng, nó không chỉ bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho người bị tiểu đường mà còn chống viêm hiệu quả.
  • Với loại quả này, bạn chỉ nên ăn một lát mỏng và không sử dụng nước ép dứa hay dứa sấy khô. Đây là 2 dạng chế biến làm hao hụt đi lượng chất xơ nhưng lại khiến đường tăng lên. Đồng thời, với những người tiểu đường kèm huyết áp cao hoặc đau dạ dày thì không nên ăn dứa vì sẽ làm bệnh nặng hơn.

Chuối chín

  • Để trả lời cho câu hỏi: "Bệnh tiểu đường kiêng ăn trái cây gì?" thì chuối chín là một trong những trái cây nằm trong danh sách này. Chuối có hàm lượng đường rất cao có khả năng làm tăng lượng đường huyết đột ngột khi sử dụng.
  • Mặc dù vậy, trong chuối cũng có nhiều dưỡng chất như Vitamin B6 và Vitamin C, kali, chất xơ, ...nên người tiểu đường cũng có thể sử dụng để cải thiện sức khỏe. Tuy nhiên, bạn chỉ nên ăn một quả nhỏ và nên kết hợp cùng sữa chua để giảm quá trình tiêu hóa và hấp thu lượng đường của cơ thể.

Dưa hấu

  • Dưa hấu cũng là một trong những loại trái cây có chỉ số đường huyết cao nhất (GI > 70). Nếu người bệnh ăn dưa hấu không đúng cách có thể gây tăng lượng đường huyết trong cơ thể.
  • Mặc dù thế, bạn cũng có thể ăn 1-2 lát dưa hấu mỏng mỗi ngày (khoảng 200 gram) để bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể như các vitamin A, B1, B6 hay các khoáng chất canxi, magie, kali, ...Đồng thời, trong dưa hấu cũng có một chất chống oxy hóa có tên gọi là Lycopene. Chất này có vai trò cải thiện độ nhạy cảm của insulin trong cơ thể.

Vải thiều, nhãn

  • Nhãn hay vải thiều là loại trái cây chứa ít chất xơ nhưng lại có hàm lượng đường glucoza cao. Do đó, việc ăn quá nhiều quả này vào cơ thể khiến lượng đường glucoza hấp thu vào máu vượt quá khả năng hấp thu chuyển hóa của gan, từ đó làm tăng đường huyết nhanh chóng.
  • Nếu người bệnh muốn sử dụng vải thiều, bạn chỉ nên ăn 2 - 3 quả mỗi ngày, ăn vào bữa phụ và cách bữa chính 2 - 3 tiếng.
  • Đặc biệt, bạn không nên ăn vải hoặc nhãn trong lúc đói, vải chưa chín hay hạt vải trong vải xanh có chứa Hypoglycin, hạt vải có chứa MCPG, những chất này có thể gây hôn mê vì giảm lượng đường trong máu đột ngột.

Qua những thông tin mà chúng tôi đem đến trên đây, bạn đã biết thêm về bệnh tiểu đường kiêng ăn trái cây gì rồi đúng không nào? Mặc dù trái cây là một loại thực phẩm cung cấp nhóm vitamin và các khoáng chất cần thiết cho cơ thể nhưng bạn cũng cần lưu ý hạn chế những loại này để quá trình hồi phục được nhanh chóng nhất.          

Mục lục
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bình luận *
Tên *
Trang web *
Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.
Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.  

dang-ki-phan-phoi

khoa-hoc-dinh-duong

ĐĂNG KÝ nhận tin khuyến mãi
Đăng ký nhận tin khuyến mãi

Nhận thông tin mới hoặc các ưu đãi hấp dẫn

Nhập số điện thoại *

© 2022 Bản quyền Buddilac.com

Nội dung trên Website đã đăng ký bản quyền DMCA, Vui lòng dẫn nguồn nếu coppy. Thông tin được đăng tải trên Website đã được kiểm duyệt nghiêm ngặt bởi bác sĩ, dược sĩ, chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung trên trang Web.