Tìm hiểu bệnh tiểu đường tuýp 2

Posted on 16/02/2023

Tiểu đường là căn bệnh mãn tính với biểu hiệu rõ nét nhất là lượng đường trong máu luôn ở mức cao hơn bình thường. Đây là căn bệnh mà bạn cần chú ý tìm hiểu từ nguyên nhân, dấu hiệu, cách chữa trị để phát hiện sớm tránh bệnh chuyển từ giai đoạn tiền đái tháo đường sang dạng tiểu đường tuýp 2, bởi căn bệnh này đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa và có những biến chứng khó lường về sức khỏe.

Vậy khi nào thì bệnh tiểu đường chuyển thành dạng tiểu đường tuýp 2, có những dấu hiệu gì để nhận biết? khái niệm về đái tháo đường tuýp 2 là gì, mức độ nguy hiểm nghiêm trọng tới mức nào? Làm sao để chữa trị đường. Hãy cùng Buddilac tìm hiểu sâu hơn qua bài viết: “ Tìm hiểu về bệnh tiểu đường tuýp 2 ”.

Khái niệm về tiểu đường tuýp 2 là gì?

Tiểu đường tuýp 2 hay còn được gọi với nhiều cái tên khác như đái tháo đường type 2, tiểu đường tuýp 2, tiểu đường loại 2. Đây là một bệnh lý mãn tính thường gặp ở người lớn khoảng 40 tuổi trở lên hoặc người bị bệnh tiểu đường noninsulin. Căn bệnh làm rối loạn chuyển hóa glucose (nguồn chính nhiên liệu của cơ thể).

Người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 thì cơ thể sẽ bị giảm chịu ảnh hưởng của insulin (Một hormone điều chỉnh sự chuyển động của đường vào các thế bào) hoặc cơ thể không thể sản xuất ra đủ insulin để duy trì mức độ đường bình thường trong máu. Gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, làm tổn thương đến nhiều cơ quan quan trọng như tim, gan, thận, mắt, thần kinh. Nếu không điều trị kịp thời thì có thể đe dọa đến tính mạng.

Hiện tại chưa có cách chữa bệnh đái tháo đường tuýp 2, nhưng người bệnh có thể quản lý lượng đường trong máu của mình bằng cách ăn các loại thực phẩm lành mạnh, tập thể dục và duy trì một cơ thể khỏe mạnh, bên cạnh đó nếu vẫn chưa kiểm soát được lượng đường trong máu thì có thể cần phải điều trị bằng thuốc hoặc insulin.

Dấu hiệu nhận biết bệnh đái tháo đường type 2

Hiện nay các dấu hiệu để nhận biết bệnh đái tháo đường type 2 là không rõ ràng với triệu chứng phát triển rất chậm, thực tế có những người bị trong nhiều năm mà không biết. Dưới đây là một số dấu hiệu để bạn theo dõi và sớm đi khám bác sĩ nếu gặp một số dấu hiệu như vậy:

  • Khát nước và đi tiểu thường xuyên: Khi lượng đường trong máu cao, chất lòng được kéo từ các mô gây nên hiện tượng khá nước. Kết quả khiến bạn luôn cảm thấy khát nước, có thể uống và đi tiểu nhiều hơn bình thường.
  • Tăng đói: Khi cơ thể không đủ insulin để chuyển đường vào tế bào thì các cơ quan trong cơ thể sẽ trở nên cạn kiệt năng lượng, dẫn đến đói dữ dội.
  • Giảm cân: Giảm cân mặc dù ăn nhiều hơn bình thường cũng là một dấu hiệu. Bởi khi cơ thể không có khả năng sử dụng glucose thì cơ thể sẽ sử dụng nhiên liệu khác để thay thế nuôi cơ thể, lượng nhiên liệu được lấy trong cơ bắp và chất béo sẽ khiến cơ thể giảm cân.
  • Mệt mỏi: Cơ thể sẽ trở nên mệt mỏi, dễ cáu kỉnh khi bị mắc bệnh đái tháo đường type 2 bởi các tế bào đang bị tước đoạt đường.
  • Mắt mờ: Nếu lượng đường trong máu quá cao thì chất lỏng có thể sẽ được kéo ra từ các ống kính của mắt khi cho khả năng thị lực bị giảm gây mờ mắt.
  • Chậm lành vết thương: Những người mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2 sẽ khiến cho khả năng chữa lành vết loét và chống nhiễm trùng từ đó thì vết loét sẽ chậm lành hoặc nhiễm trùng thường xuyên hơn.
  • Vùng da bị tối: Một số biểu hiện ở vùng da dẫn đến các nếp gấp và nếp nhăn của các cơ quan như nách và cổ bị tối. Đây là dấu hiệu của sức đề kháng insulin bị giảm.

Những nguyên nhân bị tiểu đường type 2

Theo nghiên cứu của các chuyên gia thì nguyên nhân dẫn tới bị tiểu đường type 2 là không rõ ràng. Dưới đây chỉ là một số nguyên nhân dẫn tới tăng nguy cơ bị tiểu đường type 2.

  1. Thừa cân: Thừa cân là một yếu tố chính dẫn tới nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2, các mô mỡ có nhiều hơn khiến cho tế bào trở nên đề kháng với insulin.
  2. Không hoạt động: Những người ít càng ít hoạt động thì càng có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2,. Bởi khi hoạt động thể chất sẽ giúp kiểm soát được trọng lượng, hơn nữa việc sử dụng hết glucose sẽ làm hết năng lượng từ đó làm cho tế bào nhạy cảm hơn với insulin.
  3. Gen di truyền: Một nghiên cứu từ nhà khoa học cho thấy nếu cha mẹ hoặc anh chị em đã mắc bệnh thì khả năng bản thân cũng có nguy cơ mắc bệnh tăng lên.
  4. Tuổi: Khi tuổi càng già thì tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường càng tăng, đặc biệt là sau 45 tuổi. Vì lúc này mọi người thường có xu hướng ít tập thể dục, cơ thể tăng cân dẫn tới dễ mắc bệnh đái tháo đường. Tuy nhiên những năm trở lại đây thì người trẻ, thanh thiếu niên và người lớn trẻ tuổi mắc bệnh tiểu đường đang có xu hướng tăng.
  5. Bệnh tiểu đường thai kỳ: Trong quá trình mang thai mà phát triển bệnh tiểu đường thai kỳ thì có nguy cơ bị bệnh tiểu đường type 2. Nếu đã sinh em bé nặng hơn 4,1kg cũng có nguy cơ mắc bệnh.
  6. Chủng tộc: Đến nay mặc dù các nhà nghiên cứu chưa giải thích được lý do tại sao, nhưng những người da đen, gốc tây ban nha, người mỹ bản địa, người mỹ gốc A có nguy cơ bị tiểu đường cao hơn chủng tộc khác.

Những biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường tuýp 2

Những biến chứng của bệnh tiểu đường tuýp 2 là chậm và phát triển dần dần nên trong giai đoạn đầu mọi người thường dễ bỏ qua vì cảm thấy mọi thứ đều tốt. Tuy nhiên bệnh sẽ ảnh hưởng đến nhiều cơ quan quan trọng, thậm chí đe dọa tính mạng. Dưới đây là một số biến chứng của tiểu đường bạn đọc cần phải biết để điều trị sớm tránh đáng tiếc về sau:

  • Biến chứng về tim mạch: Khi bị tiểu đường sẽ làm gia tăng nguy cơ bị tim mạch, bao gồm bệnh động mạch vành với đau thắt ngực, đau tim, đột quỵ, thu hẹp động mạch, xơ vữa động mạch, huyết áp cao. Theo nghiên cứu của hiệp hội tim mạch của Mỹ năm 2007 thì khoảng 75% người bị tiểu đường chết vì một số loại bệnh tim hay bệnh liên quan đến mạch máu.
  • Tê liệt thần kinh: Khi lượng đường trong cơ thể dư thừa thì rất có thể sẽ làm tổn thương đến các mạch máu nhỏ, mà các mạch máu nhỏ này chính là mao mạch để nuôi dưỡng các thần kinh. Khi mao mạch bị tổn thương thì cơ thể bạn sẽ bị ngứa ran, tê tay chân, nóng trong người. Ban đầu là tê bì ở ngón chân, ngón tay sau đó lan dần ra toàn thân. Bên cạnh đó thì việc tê liệt thần kinh sẽ gây ra các vấn đề khác như buồn nôn, tiêu chảy, nôn mửa, táo bón, ở nam giới thì gây rối loạn chức năng cương dương.
  • Tổn thương đến thận: Ở thận có chứa hàng triệu mạch máu nhỏ và cụm lọc chất thải khỏi máu. Mà bệnh đái tháo đường rất dễ làm hỏng hệ thống bộ lọc chất thải này, dẫn đến tình trạng bị suy thận, dần dần sẽ chuyển sang giai đoạn cuối là hỏng thận, đòi hỏi phải chạy thận hoặc ghép thận.
  • Ảnh hưởng tới mắt: Như đã nói thì bệnh tiểu đường có thể làm hỏng các mạch máu, trong đó có mạch máu của võng mạc (hay còn gọi là võng mạc tiểu đường). Ảnh hưởng xấu nhất là gây mù lòa ở người bị mắc bệnh tiểu đường. Bên cạnh đó thì bệnh tiểu đường cũng làm ảnh hưởng tới tầm nhìn của mắt, gây bệnh đục tinh thể hay tăng nhãn áp.
  • Ảnh hưởng tới bàn chân: Việc bị bệnh đái tháo đường sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến thần kinh ở bàn chân, cộng thêm với việc lưu lượng máu nghèo nàn sẽ làm tăng nguy cơ biến chứng ở bàn chân. Nếu chân bị vết cắt mà không được điều trị kịp thời thì sẽ có thể bị nhiễm trùng nặng, nghiệm trọng nhất là loại bỏ ngón chân, bàn chân, cắt cụt chân tùy vào vết tổn thương.
  • Da và miệng: Những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 dẫn dễ bị các vấn đề về da và miệng, kể cả nhiễm trùng do vi khuẩn hay nấm gây ra.
  • Loãng xương: Đối với người bị bệnh đái tháo đường thì mật độ xương sẽ thấp hơn so với người bình thường nên việc bị nguy cơ loãng xương là cực kỳ cao.
  • Các vấn đề về tai: Những người mắc bệnh tiểu đường sẽ bị ảnh hưởng đến thính giác, khiến thính giác bị suy giảm nghiêm trọng.
  • Bệnh Alzheimer: Một giải thuyết đang được các nhà khoa học nghiên cứu mối liên quan giữa việc mất trí nhớ Alzheimer và bệnh tiểu đường. Người bị mắc bệnh tiểu đường có thể bị mất trí nhớ vì lượng máu lên não sẽ ít đi, việc thiếu insulin trong não sẽ khiến các tế bào não hoạt động kém đi dẫn tới bệnh Alzheimer.

Các xét nghiệm chẩn đoán bệnh tiểu đường tuýp 2

  • Xét nghiệm đường niệu (Glucose nước tiểu)

Đối với người bình thường thì Glucose sẽ được tái hấp thu gần như là hoàn toàn tại ống thận và ngưỡng Glucose ở trong thận là 1,6-1,8 g/L (160-180 mg/dL) hay 8,9-10 mmol/L. Đối với người bị bệnh tiểu đường tuýp 2 thì lượng đường trong máu cao dẫn đến thận không hấp thu được hết và sẽ xuất hiện Glucose trong nước tiểu.

Xét nghiệm đường niệu (Glucose nước tiểu) sẽ giúp sàng lọc người bị bệnh đái tháo đường. Xét nghiệm được thực hiện bằng 2 cách đó là định tính với thuốc thử Fehling và sử dụng định lượng bằng máy xét nghiệm 10 hoặc 11 thông số. Xét nghiệm này đơn giản và nhanh. Tuy nhiên xét nghiệm này có một số điểm hạn chế, đó là:

+ Ở một số người mà có ngưỡng thận thấp (<1,7 g/L), khả năng tái hấp thu của thận kém dẫn đến xuất hiện đường trong nước tiểu mặc dù đường trong máu chưa cao.

+ Ở một số người mắc bệnh rối loạn enzym bẩm sinh thì sẽ xuất hiện một số loại đường khác như fructose, galactose. Trong khi đó làm xét nghiệm này vẫn cho kết quả dương tính.

  • Định lượng Glucose trong máu ngẫu nhiên.

Một trong những xét nghiệm được WHO khuyên dùng đó là xét nghiệm định lượng Glucose trong máu ngẫu nhiên tại thời điểm mất kỳ. Nếu ≥ 200 mg/dl  (≥ 11,1 mmol/l) với huyết tương hoặc  ≥ 180 mg/dl  (≥ 10,0 mmol/l) với máu toàn phần thì kết luận đái tháo đường.

Ưu điểm của phương pháp xét nghiệm này chính là có thể chẩn đoán đái tháo đường ở bất kỳ thời điểm nào mà không cần quan tâm bệnh nhân đã ăn hay chưa, ăn được bao lâu. Tuy nhiên nếu thời điểm làm xét nghiệm mà dưới < 7,8 mmol/L thì cần phải làm thêm tăng đường huyết để khẳng định.

Có 2 cách để làm xét nghiệm Định lượng Glucose trong máu ngẫu nhiên. Cách 1 là lấy máu ly tâm tách huyết tương và xét nghiệm trên các hệ thống máy hóa sinh bán tự động hoặc tự động, đây là cách đảm bảo tính chính xác. Cách hai đó là sử dụng các máy đo đường huyết các nhân để đo ngay máu toàn phần từ mao mạch.

  • Định lượng Glucose trong máu lúc đói

Xét nghiệm chẩn đoán bệnh đái tháo đường tuýp 2 phổ biến đang được dùng nhiều hiện nay đó là sử dụng định lượng Glucose trong máu lúc đói. Bình thường Glucose huyết tương khi đói khoảng 4,4 – 5,0 mmol/L. Đối với người bệnh bị đái tháo đường thì lượng đường trong máu lúc đói (sau ăn 8h)≥ 126 mg/dl  (≥ 7,0 mmol/l). Nên làm 2 xét nghiệm gần nhau để cho kết quả chính xác hơn.

  • Xét nghiệm Glucose trong máu sau ăn 2 giờ

Xét nghiệm nữa để xác định người bị bệnh đái tháo đường là xét nghiệm Glucose trong máu sau ăn 2 giờ. Thông thường bữa ăn của bệnh nhân sẽ khoảng 100g carbonhydrat và các chất dinh dưỡng khác. Nếu nồng độ Glucose trong huyết tương ≥ 11,1 mmol/l thì sẽ được coi là chỉ điểm của bệnh đái tháo đường. Còn nếu < 6,7 mmol/L thì coi là bình thường.

Phương pháp xét nghiệm này khá đơn giản nhưng ít được sử dụng vì khó kiểm soát được thành phần bữa ăn của bệnh nhân, khó kiểm soát được thời gian chính xác khi ăn, khó kiểm soát được sự hấp thu thức ăn của bệnh nhân.

  • Xét nghiệm bằng phương pháp tăng Glucose trong máu bằng đường uống

Lấy máu của bệnh nhân lúc đói để định lượng Glucose trong máu, sau đó cho bệnh nhân uống 75g Glucose hòa với nước trong vòng 5 (đối với trẻ em thì uống 1,75g/kg). Tiến hành lấy máu bệnh nhân tại các thời điểm 30, 60, 90 và 120 phút sau uống. Nếu nồng độ Glucose trong máu ≥ 11,1 mmol/L thì kết luận bị bệnh đái tháo đường.

Phương pháp này thường áp dụng cho những bệnh nhân có nồng độ ≥ 11,1 mmol/L trong máu từ 6,4 mmol/L đến < 7,0 mmol/L. Nhưng cần chú ý bệnh nhân không đang sử dụng các loại thuốc nhóm glucocorticoid, thuốc lợi tiểu, bệnh nhân đã nhịn ăn tối thiểu 8 – 10h, bên nhân cần ăn uống, hoạt động bình thường 3 ngày trước khi tiến hành xét nghiệm, trong quá trình xét nghiệm cần nghỉ ngơi tại chỗ, tránh vận động.

  • Phương pháp tăng Glucose trong máu bằng đường tiêm vào tĩnh mạch

Phương pháp xét nghiệm tăng Glucose trong máu bằng cách tiêm đường vào tĩnh mạch để xem có bị bệnh đái tháo đường tuýp 2 không? Phương pháp này được chỉ định trong trường hợp bệnh nhân kém hấp thu hoặc không có khả năng hấp thu Glucose bằng cách uống nước đường.

Tiến hành thiêm 0,5g/kg thể trọng đường Glucose vào tĩnh mạch, và tiến hành lấy máu và định lượng lại Glucose, cứ 10 phút lấy 1 lần trong vòng 60 phút. Xét nghiệm nếu lượng đường trong máu cao thì kết luận bị bệnh đái tháo đường.

Cách điều trị bệnh tiểu đường tại nhà

Để điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2 tại nhà cần đòi hỏi cam kết suốt đời để giữ lượng đường trong máu gần như bình thường, có như thế mới trì hoãn hoặc ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm sau này. Dưới đây là cách điều trị bệnh tiểu đường tại nhà các bạn có thể tham khảo:

  • Thứ nhất: Luôn theo dõi lượng đường trong máu

Tùy vào kế hoạch điều trị mà bạn có thể kiểm tra và ghi lại lượng đường trong máu 1 lần 1 ngày hoặc vài lần trong 1 tuần. Hãy hỏi ý kiến từ bác sĩ về thời gian theo dõi lượng đường trong máu theo định kỳ để đảm bảo kiểm soát được lượng đường trong máu ở phạm vi mục tiêu.

Bên cạnh đó bạn cũng nên học cách thay đổi thói quen sống của mình. Thực hiện chế độ ăn uống hợp lý, tránh sử dụng rượu bia, tránh để cơ thể bị căng thẳng,…

  • Thứ hai: Thực hiện ăn uống lành mạnh

Hãy thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh, thực hiện bổ sung trong thực đơn trái cây, rau, các loại ngũ cốc, những thực phẩm có nhiều chất dinh dưỡng và ít béo, ít calo khác nhau để tránh bữa ăn nhàm chán, nhạt nhẽo.

  • Thứ ba: Thường xuyên tập thể dục thể thao

Việc tập thể dục thể thao thường xuyên không những giúp cơ thể khỏe mạnh hơn mà còn giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Hãy lựa chọn hoạt động thể dục thể thao nào mà mình yêu thích như bơi lội, đi bộ, đạp xe, tập aerobic đều đặn hằng ngày.

Cần chú ý tập thể dục thể tháo có thể làm giảm lượng đường trong máu, chính vì thế cần kiểm tra lượng đường trong máu trước khi hoạt động, và nên ăn nhẹ trước khi tập luyện để ngăn ngừa lượng đường trong máu quá thấp, gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

  • Thứ tư: Có thể sử dụng thuốc hoặc insulin trị liệu

Tùy vào mức độ đường trong máu, các vấn đề về sức khỏe mà bác sĩ có thể kết hợp giữa việc thực hiện chế độ ăn uống, tập thể dục thể thao và sử dụng thuốc để giúp kiểm soát lượng đường trong máu.

Loại thuốc được nhiều bác sĩ khuyên sử dụng cho người bị tiểu đường đó là metformin (Glucophage), thuốc hỗ trợ làm giảm sản xuất glucose ở gan. Bên cạnh đó còn một số loại thuốc giúp kích thích tuyến tụy sản xuất ra nhiều insulin.

Bên cạnh sử dụng thuốc thì một số người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 cần insulin điều trị. Các loại insulin hay được sử dụng như insulin lispro (Humalog), aspart insulin (NovoLog), glargine insulin (Lantus) và detemir insulin (Levemir).

  • Thứ năm: Sử dụng sữa dinh dưỡng Buddilac Diabetes

Nhằm hỗ trợ dinh dưỡng cho người bị mắc bệnh đái tháo đường típ 2, hãng sữa Buddilac đã cho ra mắt thị trường dòng sản phẩm sữa dành cho người tiểu đường Buddilac Diabetes. Đây là dòng sữa không chỉ cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để cơ thể luôn khỏe mạnh mà còn giúp tăng tiết insulin cho tuyến tụy, tăng cường hoạt lực của insulin và giúp ức chế hấp thụ Glucose.

Theo công bố của nhà sản xuất thì dòng sữa Buddilac Diabetes sẽ giúp ức chế hấp thu Glucose nhằm hạn chế sự gia tăng của lượng đường trong máu nhờ thành phần Prenulin có trong sữa.

Trong sữa còn chứa thêm thành phần Acid Gymnemic giúp ổn định đường huyết và Acid Alpha Lipoic giúp chống oxy hóa hiệu quả.

Trong sữa còn chứa một hàm lượng lớn sữa non để giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Hàm lượng bột yến sao trong sữa buddilac sẽ giúp bồi bổ và phục hồi sức khỏe nhanh chóng.

Đặc biệt trong sữa còn chứa thêm các thành phần Mufa, Pufa cùng Omega 3, 6, 9. Đây là những thành phần quan trọng để giúp làm giảm mỡ máu và tăng cường sức khỏe tim mạch.

Buddilac Diabetes với nguyên liệu được nhập khẩu 100% từ New Zealand cùng với dây chuyền sản xuất tiên tiến hiện đại bậc nhất của Châu Âu chắc chắn sẽ giúp người bị tiểu đường tuýp 2 kiểm soát được đường huyết và ngăn ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường gây ra.

Để hiểu rõ hơn về dòng sữa dinh dưỡng dành cho người tiểu đường Buddilac Diabetes. Bạn hãy liên hệ với bộ phận chăm sóc khách hàng của chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn tốt nhất.

  • Mọi chi tiết xin liên hệ:

Tên doanh nghiệp: Công ty Cổ phần BUDDILAC GLOBAL

+ Địa chỉ: LK12 - No 12, ngõ 107 Nguyễn Viết Xuân, P. Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội.

+ Mã số thuế: 0109144546 – Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.Hà Nội cấp ngày 27/03/2020.

+ Hotline: 024.2263.2222

+ Email: Buddilacvietnam@gmail.com.

+ Website: Buddilac.com.

Mục lục
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bình luận *
Tên *
Trang web *
Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.
Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.  

dang-ki-phan-phoi

khoa-hoc-dinh-duong

ĐĂNG KÝ nhận tin khuyến mãi
Đăng ký nhận tin khuyến mãi

Nhận thông tin mới hoặc các ưu đãi hấp dẫn

Nhập số điện thoại *

© 2022 Bản quyền Buddilac.com

Nội dung trên Website đã đăng ký bản quyền DMCA, Vui lòng dẫn nguồn nếu coppy. Thông tin được đăng tải trên Website đã được kiểm duyệt nghiêm ngặt bởi bác sĩ, dược sĩ, chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung trên trang Web.