Suy dinh dưỡng cấp độ 1 ở trẻ em - Dấu hiệu và cách chăm sóc

Posted on 14/02/2023

Với những bậc phụ huynh đang nuôi con nhỏ thì suy dinh dưỡng là một tình trạng khiến nhiều người lo lắng. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến vóc dáng có thể nhìn thấy luôn nhưng nó tiềm ẩn nhiều nguy cơ bệnh tật và sự kém phát triển của trí não trong tương lai.

Với những trẻ suy dinh dưỡng cấp độ 1 thì lượng dinh dưỡng vẫn còn và đang ở thể nhẹ cân nên mẹ cũng không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, mẹ cũng cần hiểu rõ về tình trạng này để có thể khắc phục một cách kịp thời, giúp trẻ phát triển toàn diện.

Suy dinh dưỡng có bao nhiêu loại cấp độ?

Trên thực tế, suy dinh dưỡng được phân loại dựa theo chỉ số trắc đánh giá tình trạng suy dinh dưỡng của bé theo các chỉ số chiều cao, cân nặng, BMI theo tuổi hay cân nặng theo chiều cao theo tuổi, ...

Có 5 cách phân loại trẻ suy dinh dưỡng, bao gồm:

  • Suy dinh dưỡng: Lúc này, trẻ bị thiếu hụt về mặt dinh dưỡng khi chỉ số cân nặng chỉ dưới –2SD theo tuổi. Tuy nhiên, điều này không thể đánh giá được thời gian trẻ bị thiếu dinh dưỡng mà chỉ số này chỉ là cơ bản và sử dụng đầu tiên để phát hiện sớm bé có đang bị thiếu dinh dưỡng hay không. Sau đó, bác sĩ sẽ dựa vào các chỉ số khác như BMI, chiều cao, cân nặng để có thể đánh giá cũng như kết luận tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ.
  • Suy dinh dưỡng cấp tính: So với độ tuổi, trẻ có chỉ số chiều cao phát triển bình thường nhưng chỉ số cân nặng của trẻ lại chỉ dưới -2SD. Điều này cho thấy rằng trẻ mới bị suy dinh dưỡng vì nguyên nhân là do chế độ ăn chưa đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể bé.
  • Suy dinh dưỡng mãn tính đã phục hồi: Theo z scores, nếu trẻ có chỉ số chiều cao theo tuổi dưới -2SD nhưng chỉ số cân nặng theo chiều cao lại bình thường thì điều này có nghĩa là từ lâu bé đã bị suy dinh dưỡng nặng. Do đó, tình trạng này khiến cơ thể bé bị ảnh hưởng bởi phát triển tầm vóc nhưng hiện nay bé đã được phục hồi. Với những đối tượng trẻ này, các chuyên gia đã khuyến cáo rằng cần được theo dõi về dinh dưỡng sát sao để tránh nguy cơ béo phì vì trẻ đang có chiều cao khá thấp.
  • Suy dinh dưỡng mãn tính tiến triển: Ngược lại, nếu trẻ có chiều cao theo tuổi lẫn chỉ số cân nặng theo chiều cao đều dưới -2SD thì có nghĩa là bé đã bị suy dinh dưỡng từ lâu nhưng nó vẫn đang tiến triển kéo dài đến thời điểm hiện tại.
  • Suy dinh dưỡng bào thai: Nếu sau khi con chào đời mà chỉ số cân nặng dưới 2,5kg, chiều dài dưới 48cm cũng như chu vi vòng đầu nhỏ hơn 5cm thì đây là tình trạng cho thấy bé đang bị suy dinh dưỡng bào thai.

Suy dinh dưỡng cấp độ 1 là gì?

Trẻ suy dinh dưỡng cấp độ 1 là tình trạng trẻ bị suy dinh dưỡng nhưng vẫn còn đang ở mức độ nhẹ, chỉ ở thể nhẹ cân nên mẹ không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, việc biết được các dấu hiệu là điều rất cần thiết để mẹ có thể đưa ra những phương án can thiệp kịp thời, không chỉ ngăn ngừa tình trạng tiến triển nặng mà còn giúp con yêu phát triển toàn diện trong tương lai.

Với những bé bị suy dinh dưỡng ở cấp độ này thường chỉ có cân nặng khoảng từ 70% đến 90% cân nặng so với trẻ bình thường. Bên cạnh đó, mặc dù chưa có dấu hiệu của việc biếng ăn hay rối loạn tiêu hóa nhưng mẹ cũng có thể để ý thấy phần mỡ dưới lớp bụng của con khá mỏng.

Bên cạnh đó, một cách để có thể nhận biết được tình trạng suy dinh dưỡng của con là sử dụng biểu đồ tăng trưởng. Đây được xem như là một công cụ khoa học để có thể theo dõi tình trạng phát triển của trẻ, đặc biệt là trong những năm đầu đời. Biểu đồ này được WHO - tổ chức Y tế thế giới ban hành và đã được Bộ y tế của Việt Nam chứng nhận và áp dụng.

Với biểu đồ theo dõi cân nặng chiều cao chuẩn này sẽ được sử dụng bằng cách lựa chọn một ngày cố định, sau đó cân đo cho con hàng tháng, đồng thời ghi lại số liệu vào biểu đồ. Sau đó,mẹ nối các đường số liệu theo tháng thì sẽ có được đường biểu diễn chiều cao và cân nặng của trẻ. Đường này cũng chính là kết quả đo được để dự báo tình trạng của dinh dưỡng của bé trong hiện tại.

Khi đường nối của biểu đồ này đang nằm ngang có nghĩa là bé không phát triển chiều cao cũng như không tăng cân. Tuy nhiên, nếu nó nằm ngang liên tục trong 2 tháng mà không có biến chuyển gì thì khả năng cao trẻ đang mắc phải các vấn đề về sức khỏe như chứng kém hấp thu dinh dưỡng, biếng ăn và điều này đang báo hiệu trẻ đang có nguy cơ bị suy dinh dưỡng.

Nếu đường thẳng của biểu đồ đang đi xuống có nghĩa sự phát triển của bé đang ở mức báo động, lúc này bé có biểu hiện của bệnh suy dinh dưỡng nặng, đồng thời có thể mắc các bệnh viêm phổi, tiêu chảy, ...hoặc do mẹ cho con ăn dặm quá sớm khiến hệ tiêu hóa của con gặp vấn đề.

Biểu hiện của con phát triển bình thường mà mẹ không cần lo lắng là khi đường thẳng của biểu đồ đi lên và nằm trong vùng an toàn.

Các nguyên nhân gây ra suy dinh dưỡng cấp độ 1

Suy dinh dưỡng cấp độ 1 ở trẻ em có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên, dưới đây là một số nguyên nhân chính như sau:

  1. Chế độ ăn uống thiếu hụt dinh dưỡng: Trẻ em cần nhiều dưỡng chất và năng lượng hơn so với người lớn để tăng trưởng và phát triển. Nếu chế độ ăn uống của trẻ không đủ đa dạng và không đủ cung cấp đầy đủ dinh dưỡng như: ăn đủ rau củ, trái cây, thịt, sữa,… trẻ có thể dễ bị suy dinh dưỡng cấp độ 1.
  2. Bệnh tật và rối loạn ăn uống: Đối với trẻ bị tình trạng rối loạn tiêu hóa, khó tiêu hóa, nhiễm ký sinh trùng đường ruột, các bệnh về viêm nhiễm, bệnh lạnh, sốt cao,… có thể làm giảm sức khỏe và khả năng hấp thụ dinh dưỡng, từ đó dẫn tới tình trạng suy dinh dưỡng. Ngoài ra còn do rối loạn ăn uống như chán ăn, ăn kém,… cũng có thể gây ra suy dinh dưỡng.
  3. Stress và tâm lý không ổn định: Tình trạng stress và tâm lý không ổn định ở trẻ cũng có thể làm giảm sự hấp thu dinh dưỡng của cơ thể, từ đó dẫn tới tình trạng cơ thể không đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng và dễ bị suy dinh dưỡng.
  4. Vấn đề dinh dưỡng thai kỳ: Sức khỏe dinh dưỡng của mẹ trong quá trình mang thai và cho con bú cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Nếu mẹ không đủ cung cấp dinh dưỡng và năng lượng, đặc biệt là các chất dinh dưỡng quan trọng như: sắt, canxi, vitamin D, vitamin B12, các chất béo,… thì trẻ cũng có thể dễ bị suy dinh dưỡng.
  5. Môi trường sống không an toàn: Trẻ sống trong môi trường không an toàn, nghèo đói, thiếu vệ sinh, thiếu nước sạch cũng sẽ có mắc các bệnh về viêm nhiễm, tiêu chảy, sốt rét,… Những bệnh này có thể gây ra suy dinh dưỡng.
  6. Cai sữa mẹ sớm, chế độ ăn dặm không phù hợp: Việc cai sữa mẹ sớm hay chế độ ăn dặm không đúng cách cũng có thể gây ra suy dinh dưỡng ở trẻ. Trẻ sơ sinh cần được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời để đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng, nếu cai sớm và cho trẻ ăn dặm sớm, ăn không đúng cách có thể không đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng.

Dấu hiệu và tác hại của suy dinh dưỡng đến sức khỏe

Suy dinh dưỡng có thể dẫn tới nhiều tác hại đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ em sau này. Dưới đây là một số dấu hiệu và tác hại của suy dinh dưỡng cấp độ 1 đến sức khỏe của trẻ:

  1. Tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm: Trẻ suy dinh dưỡng có hệ miễn dịch yếu, dễ bị nhiễm các bệnh truyền nhiễm như: cúm, viêm phế quản, sốt rét, viêm đường tiết niệu, tiêu chảy.
  2. Kém phát triển thể chất và trí tuệ: Trẻ có thể bị ảnh hưởng đến sự phát triển của thể chất và trí tuệ, như không đạt được chiều cao và cân nặng tương xứng với tuổi, suy giảm trí nhớ. Cơ thể sẽ thiếu hụt năng lượng, mất đi sự tập trung trong học tập và vận động.
  3. Suy giảm sức đề kháng: Do hệ miễn dịch yếu nên trẻ dễ bị tổn thương hơn và mất sức đề kháng trước các bệnh tật.
  4. Mất cân bằng dinh dưỡng: Trẻ có thể bị mất cân bằng dinh dưỡng dẫn, thiếu hụt các loại vitamin và khoáng chất quan trọng như: sắt, canxi, kẽm, vitamin D, A, B12,… gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ sau này.
  5. Tăng nguy cơ bệnh tim mạch: Khi trẻ bị suy dinh dưỡng rất có thể sẽ dẫn tới tình trạng tăng huyết áp, tăng hàm lượng cholesterol, mỡ trong máu, tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch khác.
  6. Gây ra các vấn đề sức khỏe khác: Khi trẻ bị suy dinh dưỡng cấp độ 1 có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe khác như: bệnh tật đường tiêu hóa, rụng tóc, da khô, giảm sức đề kháng, dễ bị tổn thương, ảnh hưởng tới tâm lý của trẻ.

Chế độ chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng cấp độ 1

Mặc dù đây là tình trạng suy dinh dưỡng nhẹ nhưng mẹ cũng cần chú ý đến khẩu phần ăn của con để có thể cải thiện dần dần và tránh việc gây ra các triệu chứng nặng hơn. Trong trường hợp bé vẫn thèm ăn bình thường và không có các biểu hiện gì về việc rối loạn tiêu hóa thì mẹ cũng cần chăm sóc trẻ đúng, đặc biệt là trẻ dưới 36 tháng tuổi để giúp con xây dựng một nền tảng tốt cho bé phát triển và tránh tình trạng suy dinh dưỡng sau này, bao gồm:

  • Mẹ nên cho con bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời và tốt hơn hết là duy trì đến 2 năm. Tuy nhiên, trong những trường hợp mẹ không đủ sữa hay không có điều kiện để nuôi con bằng sữa mẹ thì cần lựa chọn các dòng sữa công thức phù hợp. Mẹ nên chọn sữa có cấu trúc và thành phần càng giống sữa mẹ càng tốt để trẻ dễ dàng thích nghi cũng như cung cấp các dưỡng chất quý giá.
  • Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên chọn dòng sữa dành riêng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ Buddilac Baby. Dòng sữa này đã được nghiên cứu và sản xuất từ các chuyên gia đầu ngành New Zealand. Bên cạnh đó, sữa còn có nhiều dưỡng chất quý mà không phải sản phẩm nào cũng đem lại như sữa non Colostrum (dưỡng chất có trong sữa mẹ), đạm quý A2, bột bào ngư ABA-Active™, Synbiotic, DHA, Nucleotides, kháng thể IgA cùng nhiều vitamin và khoáng chất khác giúp con phát triển khỏe mạnh mọi mặt trong đời sống.
  • Mẹ cũng cần chú trọng trong việc vệ sinh, tắm rửa hay bảo vệ môi trường sống cho bé sạch sẽ, điều này sẽ giúp tránh nguy cơ gây các bệnh truyền nhiễm.
  • Thường xuyên tắm nắng cho trẻ để con có thể hấp thụ vitamin D tốt nhất - chất quan trọng trong việc hấp thụ canxi và thúc đẩy chiều cao bé phát triển.
  • Không gian sống của bé cần đảm bảo sự thoáng mát, đầy đủ ánh sáng và ấm áp vào mùa đông.
  • Có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ có chuyên môn để bổ sung cho bé các loại vitamin hay khoáng chất có tác dụng kích thích vị giác và sự thèm ăn của bé.
  • Nếu trẻ có những biểu hiện xấu sau một thời gian bệnh thì mẹ nên đưa con đi đến các bệnh viện để có thể thăm khám và điều trị kịp thời nhất.

Trên đây là những đặc điểm của trẻ suy dinh dưỡng cấp độ 1 mẹ cần biết, điều này không chỉ giúp mẹ có thể theo dõi tình trạng phát triển của con theo từng quá trình lớn lên mà còn giúp tìm ra những cách để con nâng cao khả năng, năng lực trong tương lai.

Mục lục
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bình luận *
Tên *
Trang web *
Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.
Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.  

dang-ki-phan-phoi

khoa-hoc-dinh-duong

ĐĂNG KÝ nhận tin khuyến mãi
Đăng ký nhận tin khuyến mãi

Nhận thông tin mới hoặc các ưu đãi hấp dẫn

Nhập số điện thoại *

© 2022 Bản quyền Buddilac.com

Nội dung trên Website đã đăng ký bản quyền DMCA, Vui lòng dẫn nguồn nếu coppy. Thông tin được đăng tải trên Website đã được kiểm duyệt nghiêm ngặt bởi bác sĩ, dược sĩ, chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung trên trang Web.