Những điểm phân biệt thoái hóa khớp và loãng xương

Posted on 16/02/2023

Edit your toolbar now!

Thoái hóa khớp và loãng xương là hai bệnh lý liên quan đến vấn đề xương khớp rất phổ biến trong xã hội hiện nay. Có thể nói, loãng xương gây tác động và ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình thoái hóa khớp khiến bệnh tình trở nên nặng hơn.

Mặc dù triệu chứng của 2 loại bệnh này khá giống nhau nhưng bạn cũng cần phân biệt được thoái hóa khớp và loãng xương để có thể phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời, ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm về sau.

Bệnh thoái hóa khớp và loãng xương là gì?

Thoái hóa khớp

  • Đây là quá trình lão hóa ở khớp và quanh khớp, đặc biệt là sụn khớp. Quá trình này xảy ra do hiện tượng lớp sụn bảo vệ khớp bị vỡ và mòn đi dẫn đến việc các xương dưới sụn cọ xát vào nhau gây sưng tấy và đau nhức, thậm chí là người bệnh không thể cử động khớp được.
  • Khi tình trạng bệnh kéo dài, các gai xương ở cạnh khớp sẽ dần hình thành và các mảnh xương sụn sẽ tróc ra và trôi nổi ở hai đầu xương. Điều này dẫn đến khớp bị biến dạng và người bệnh vận động khá khó khăn.

Bệnh loãng xương

  • Là hiện tượng các mô xương mới được tạo ra không thể theo kịp với sự mất đi của các mô xương cũ dẫn đến phần xốp của xương tăng lên, lúc này xương trở nên yếu và dễ gãy hơn.
  • Tình trạng này có ảnh hưởng lớn nhất đến các phần xương như xương sống, xương hông, xương sườn, xương cổ tay.

Phân biệt thoái hóa khớp và loãng xương

Hai bệnh này đều có một điểm chung là đều là bệnh về xương khớp, tiến triển của bệnh chậm nhưng lại gây đau đớn và ảnh hướng rất nhiều đến việc đi lại và sinh hoạt hằng này của bệnh nhân. Đặc biệt, bệnh này thường gặp nhiều nhất ở người trung niên và cao tuổi.

Tuy nhiên, đây là hai bệnh lý hoàn toàn khác nhau nên bạn cần phân biệt thoái hóa khớp và  loãng xương thật rõ để có thể phối hợp với bác sĩ điều trị hiệu quả nhất.

Khác nhau về triệu chứng

Thoái hóa khớp:

  • Khi hoạt động, người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức quanh khớp và nó chỉ giảm đi khi ngừng hoạt động hoặc nghỉ ngơi.
  • Cứng khớp kèm theo những cơn đau, đặc biệt thường xuyên xảy ra khi buổi sáng vừa ngủ dậy.
  • Nghe thấy tiếng kêu lạo xạo khi di chuyển hoặc cử động mạnh.
  • Hạn chế vận động các khớp khiến bệnh nhân vận động khó khăn, nhất là khi đi bộ hoặc leo cầu thang.
  • Nếu nặng hơn, người bệnh có thể thấy các khớp bị sưng tấy, biếng dạng, các cơ bắt đầu mỏng dần và teo đi.

Loãng xương:

Thông thường, loãng xương không có triệu chứng rõ ràng và mất một thời gian dài mới có những biểu hiện như:

  • Lưng đau, còng lưng.
  • Chiều cao bị giảm sút rõ rệt.
  • Bất ngờ bị gãy xương ở hông hoặc đốt sống cổ vì những va chạm nhẹ.
  • Nếu không điều trị kịp thời, người bệnh sẽ dễ gãy xương ở những lần tiếp theo.

Khác nhau về nguyên nhân

Thoái hóa khớp:

  • Do tuổi tác: Các tế bào sụn không có khả năng sản sinh và tái tạo khi đến tuổi trưởng thành. Do đó, các tế bào sụn mất dần khả năng tổng hợp chất khiến cơ thể hình thành bệnh thoái hóa khớp.
  • Bẩm sinh: Các dị dạng bẩm sinh làm thay đổi diện tì nén bình thường của khớp hay cột sống, từ đó một số khớp không thể chịu được áp lực và dần dần gây ra thoái hóa.
  • Di truyền: Nếu trong gia đình có người bị bệnh từ trước, khả năng cao là con cháu sau này cũng sẽ mắc bệnh thoái hóa nếu không có chế độ ăn uống cũng như sinh hoạt lành mạnh.
  • Do thừa cân, béo phì: Đây là lý do khiến trọng lượng cơ thể tăng cao và làm tăng áp lực lên xương khớp, lâu dần khiến xương khớp bị đè nén và biến dạng.
  • Nội tiết: Thông thường ở nữ giới, nguy cơ mắc phải thoái hóa khớp lớn hơn vì rối loạn hormon trong thời kỳ mãn kinh, loãng xương do nội tiết, ...

Loãng xương:

  • Do chế độ dinh dưỡng thiếu hụt lượng canxi.
  • Lối sống sinh hoạt không lành mạnh.
  • Ít vận động.
  • Hormone thay đổi.
  • Sử dụng thuốc trong một thời gian dài gây nên những tác dụng phụ.

Khác nhau về phương pháp điều trị

Thoái hóa khớp:

Đây là một loại bệnh mãn tính, khó có thể điều trị dứt điểm. Những phương pháp điều trị hiện nay chỉ có tác dụng giúp bệnh nhân giảm đau đớn và phục hồi vận động. Một trong những biện pháp là: giảm cân, thường xuyên tập thể dục, dùng thuốc bôi trơn đầu gối hoặc các loại thuốc kháng viêm, ...

Một số phương pháp điều trị:

  • Vật lý trị liệu và phục hồi chức năng để giúp cơ khỏe hơn và tăng độ linh hoạt cho khớp gối.
  • Châm cứu.
  • Sử dụng các phương pháp phẫu thuật như: nội soi khớp, cắt xương hoặc thay khớp gối, ...

Loãng xương:

  • Phương pháp điều trị chủ yếu của bệnh loãng xương là tập trung vào việc ức chế quá trình phân hủy xương, từ đó giảm thiểu tối đa tình trạng nứt và gãy xương.
  • Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể giảm thiểu trình trạng mất xương và giảm nguy cơ gãy xương bằng cách thay đổi lối sống lành mạnh hơn, tập thể dục đều đặn và xây dựng chế độ dinh dưỡng tốt cho xương khớp.

Điều quan trọng cần nói 3 lần. Vì đây là 2 căn bệnh khác nhau nên bạn cần phân biệt thoái hóa khớp và loãng xương để có hướng điều trị hiệu quả nhất nhé!

Mục lục
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bình luận *
Tên *
Trang web *
Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.
Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.  

dang-ki-phan-phoi

khoa-hoc-dinh-duong

ĐĂNG KÝ nhận tin khuyến mãi
Đăng ký nhận tin khuyến mãi

Nhận thông tin mới hoặc các ưu đãi hấp dẫn

Nhập số điện thoại *

© 2022 Bản quyền Buddilac.com

Nội dung trên Website đã đăng ký bản quyền DMCA, Vui lòng dẫn nguồn nếu coppy. Thông tin được đăng tải trên Website đã được kiểm duyệt nghiêm ngặt bởi bác sĩ, dược sĩ, chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung trên trang Web.